Bài học kinh doanh từ những người trẻ tuổi
Có không ít thanh niên vừa mới bước sang tuổi 19 nhưng đã sở hữu một công ty kinh doanh âm nhạc doanh thu hàng triệu USD ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, hay một cặp song sinh 17 tuổi sở hữu một đế chế truyền thông trị giá 1 tỷ USD. Và trong khi thật dễ dàng để quan sát các chủ doanh nghiệp trẻ xung quanh bạn tiếp tục phát triển mạnh mẽ và thực hiện giấc mơ kinh doanh, bạn có hai lựa chọn: Bạn sục sôi ghen tị trước thành công của họ, hay bạn có thể đặt sự ghen tị sang một bên và lắng nghe những lời khuyên, bài học kinh nghiệm của họ.
Scott Smigler, 22 tuổi, là một chủ
doanh nghiệp trẻ đã học hỏi được nhiều bài học kinh doanh quan trọng từ
việc theo đuổi giấc mộng làm chủ kinh doanh của anh. Từ khi còn là một
“lính mới” trên ghế giảng đường đại học, Smigler đã thành lập công ty
Exclusive Concepts Inc. chuyên cung cấp các giải pháp tiếp thị trực
tuyến và thiết kế web chuyên nghiệp giúp kinh doanh tăng trưởng. Đầu
tiên, Smigler tự mình điều hành công ty, chậm rãi xây dựng danh tiếng
với các khách hàng và thu hút thêm ngày một nhiều khách hàng mới thông
qua những lời giới thiệu miệng. Vừa kinh doanh vừa học tập tại trường
đại học, anh đã điều hành kinh doanh từ chính căn phòng nội trú cho đến
tháng 5 năm 2002. Giờ đây, Smigler đã có các văn phòng tại Burlington,
Massachusetts, cùng đội ngũ nhân viên gồm 5 người. Tất cả đều mong đợi
doanh thu sẽ đạt 1 triệu USD trong năm nay.
Xen giữa quãng thời gian phần lớn dành
cho kinh doanh, tiếp tục theo học ngành tài chính tại trường cao đẳng
Bentley,Massachusetts, và điều hành Hiệp hội doanh nghiệp trẻ tại trường
mà anh là người đồng sáng lập, Smigler đã dành đôi chút thời gian trong
tổng số 90 giờ mỗi tuần để đưa ra cho các chủ doanh nghiệp khác - ở bất
cứ độ tuổi nào - những lời khuyên kinh doanh bổ ích: 10 bài học kinh
doanh quan trọng nhất mà anh rút ra được từ thực tế khởi sự và điều hành
công ty của mình.
1. Tất cả phụ thuộc vào tính kiên trì, quyết tâm theo đuổi. Biến
giấc mơ thành hiện thực chưa bao giờ là một công việc dễ dàng như những
gì bạn suy nghĩ, có khi phải mất đến hàng năm mới thực hiện được. Hãy
chắc chắn rằng bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và có một sự quyết tâm cao. Và bạn
cũng cần hiểu rằng bạn sẽ không thể đạt được mức độ cao nhất của thành
công mà không đón nhận mạo hiểm và duy trì một sức mạnh tinh thần cần
thiết để quyết tâm tiến bước cả trong những thời điểm khó khăn nhất.
“Tôi biết có rất nhiều người ngay lúc
này, đặc biệt ở trong độ tuổi của tôi, đang tìm kiếm cơ hội khởi sự và
phát triển giấc mơ kinh doanh”, Smigler cho biết, “Nó như một quy trình
đáng e ngại một khi bạn vượt qua tầng thứ nhất và bạn phải lo lắng về
công việc bảo hiểm, tiền lương cũng như đảm bảo sao cho sổ sách kế toán
được hoàn hảo. Rất nhiều người cảm thấy lo sợ việc này, và họ không còn
mong muốn theo đuổi giấc mơ của mình nữa. Sẽ rất quan trọng nếu bạn bình
tĩnh ngồi xuống và nhận ra chính xác những gì bạn muốn trong cuộc sống
để rồi sau đó tiếp tục theo đuổi nó”.
2. Hiểu được giá trị của sự dìu dắt hướng dẫn và làm việc tập thể. Một
công ty nhỏ sẽ không có được tất cả các nguồn lực cần thiết vào lúc
đầu. Vì vậy, bạn cần có một mạng lưới các nhà tư vấn, nhà đào tạo và
những người khác có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn phát
sinh - cho dù các vấn đề đó có liên quan tới tài chính, tiếp thị hay bất
cứ hoạt động nào khác...
3. Gắn chặt với thế mạnh của bạn. “Tôi
đã nhận ra rằng tôi chỉ có thể kiếm được tiền bạc khi tập trung vào
những thế mạnh tốt nhất của công ty”, Smigler cho biết, “Điều này không
có nghĩa rằng tôi không theo đuổi các hướng đi khác để mở rộng hoạt động
kinh doanh. Về cơ bản, nhu cầu của các các khách hàng sẽ quyết định các
dịch vụ mà công ty tôi cung cấp. Mọi công việc tôi thực hiện đều phải
được dựa trên một trọng tâm dịch vụ khách hàng mạnh mẽ. Tôi biết rất rõ
về nhiều khách hàng bởi vì chúng tôi dành khá nhiều thời gian để tìm
hiểu chính xác các nhu cầu của họ là gì”.
4. Quan tâm tới những tin tức có ảnh hưởng tới các khách hàng của bạn. Các
sự kiện quan trọng có ảnh hưởng tới các khách hàng của bạn dường như
xuất hiện trong tất cả mọi ngày. Để đảm bảo những điều tốt nhất cho họ,
bạn phải cập nhập các xu hướng mới nhất của thị trường và thực thi chúng
để công ty của bạn không ngừng đưa ra được những dịch vụ tốt nhất và
các khách hàng cũng sẽ nhận được những gì tốt nhất đối với cuộc sống của
họ. “Thậm chí cả trong những ngày bận rộn nhất”, Smigler nói, “toàn thể
nhân viên công ty và tôi cũng dành đôi chút thời gian để cập nhập các
tin tức mới nhất. Chính kiến thức sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với
các đối thủ cạnh tranh”.
5. Tầm quan trọng của giao tiếp
Bạn có thể nghĩ rằng các khách hàng luôn hiểu những gì bạn nói, thực tế
không hẳn như vậy. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn diễn đạt một cách rõ ràng
và sau đó gửi kèm những email súc tích. Bạn cũng phải luôn đáp ứng các
mong đợi của họ bằng việc cho họ thấy tính thực tế và những lợi ích cụ
thể. Một phần trong quy trình giao tiếp bao hàm việc ghi lại thành văn
bản những bàn bạc, thống nhất giữa công ty bạn và khách hàng để tránh
những hiểu nhầm. Các khách hàng không chỉ cần biết rõ những gì họ có thể
mong đợi từ bạn, mà sẽ rất quan trọng với việc để khách hàng hiểu được
các mong đợi của bạn về họ. Thành công luôn là con đường hai chiều.
“Tiếp thị tìm kiếm trực tuyến và phát
triển Web có thể khá khó khăn và gây chán nản đối với nhiều người”,
Smigler cho biết, “Các khách hàng của tôi nói với tôi hết lần này đến
lần khác rằng yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn đối với họ đó là tôi đã
dành thời gian để giải thích mọi điều một cách rõ ràng và rằng tôi luôn
kiên nhẫn đối với họ. Họ biết rằng họ không chỉ có những giải pháp phù
hợp mà còn là những giải phá tuyệt vời”.
6. Yếu tố tài chính là thiết yếu.
Mọi thứ có thể tốn kém hơn nhiều so với những gì bạn dự đoán. Trong quá
trình quản lý tài chính, bạn cần hoạch định trước những trường hợp đột
xuất phát sinh không ngờ tới. Hơn thế nữa, đừng là một người keo kiệt:
Đừng ngần ngại chi tiêu tiền bạc khi bạn tin rằng tỷ lệ thành công lớn
hơn tỷ lệ thất bại.
7. Truyền tải một hình ảnh hoàn toàn chân thật và chính trực. Hơn
tất cả mọi thứ, bạn phải thực sự là một người chân thật. Sự giả dối là
dấu hiệu của yếu kém cùng một chiến lược kinh doanh nghèo nàn. Nếu các
khách hàng biết được bạn sẽ luôn thành thật với họ và “nói thế nào làm
thế đó”, họ sẽ không bao giờ có được bất cứ lý do nào để nghi ngờ bạn.
Danh tiếng một nhà cung cấp dịch vụ tuyệt vời sẽ mất hàng năm để xây
dựng - nhưng nó có thể bị huỷ hoại trong vòng một phút.
“Trong cuộc sống hàng ngày cũng như
trong cuộc sống kinh doanh, sự đơn giản đến từ yếu tố chân thật và chính
trực là vô cùng quan trọng”, Smigler cho biết, “Một trong những điều
lớn nhất tạo ra sự khác biệt cho công ty của tôi đó là tôi luôn có được
sự tin tưởng trọn vẹn của khách hàng”.
8. Không từ bỏ con đường học vấn. Môi
trường kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng, và nền tảng học vấn sẽ là
nhân tố quan trọng quyết định thành công. “Đã có lần tôi có ý định từ bỏ
ghế nhà trường và dành tất cả thời gian để quản lý công ty đang tăng
trưởng của tôi”, Smigler nói, “Tôi nhận ra rằng đó sẽ không phải là
quyết định khôn ngoan về dài hạn. Bạn chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh doanh khi mà bạn thành công ngay trong ghế nhà trường”.
9. Hoà mình vào thành công chung của các khách hàng. Khi
bạn thực thi một cam kết cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho một khách hàng,
bạn phải thể hiện sự siêng năng và nỗ lực đúng như những gì khách hàng
mong đợi ở bạn. Hãy đặt nhu cầu của khách hàng luôn thường trực trong
tâm trí vào bất cứ thời điểm nào. Và bạn cần nhớ rằng: Nếu bạn có giúp
đỡ khách hàng gặt hái thành công, đổi lại họ cũng sẽ giúp đỡ bạn có được
thành công.
10. Không ngừng tiếp thị.
Bạn đừng quên rằng bất cứ ai đều có thể là khách hàng tiềm năng của
bạn. Hãy không ngừng nỗ lực xây dựng những mối quan hệ hiện có của bạn,
cũng như tìm kiếm những khách hàng mới. Bạn cần đón bắt khách hàng vào
đúng thời điểm họ có một nhu cầu. Bằng việc luôn duy trì mối quan hệ với
các khách hàng, bạn sẽ luôn biết rõ về họ và do vậy khi các khách hàng
có nhu cầu, họ sẽ có khuynh hướng nhiều hơn liên hệ trực tiếp mua sắm
với bạn mà không cần đi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ nữa.
Smigler đưa ra lời khuyên cuối cùng:
Đừng quên tìm kiếm sự thăng bằng hợp lý giữa cuộc sống cá nhân và công
việc kinh doanh. Mặc dù việc khởi sự và điều hành một công ty đòi hỏi ở
bạn nhiều thời gian và công sức, bạn vẫn phải nỗ lực duy trì sự cân bằng
trong cuộc sống. Song hành với mong muốn thành công trong kinh doanh,
bạn cần nhận ra rằng vai trò của một cuộc sống thường nhật là rất lớn.
Và trên đây đều là những lời khuyên bổ ích cho bất cứ ai có mơ ước trở thành chủ doanh nghiệp thành công - cho dù ở độ tuổi nào.
Ngay từ khi còn là đứa trẻ, chắn hẳn ai trong số các bạn cũng đã không ít thì nhiều nghe về những câu chuyện ngụ ngôn về những loài vật. Đối với chúng ta khi ấy, những câu chuyện đó thật hay và nhiều màu sắc, nó dạy cho chúng ta những bài học thật có ích. Tuy nhiên, nếu chịu quan sát kĩ lưỡng hơn dưới con mắt của những người đi theo con đường kinh doanh và quản lý, những câu chuyện tưởng chừng chỉ là những bài học cho con trẻ lại trở thành kim chỉ nam, những bài học thành công cho cuộc đời. Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của đức Đạt Lai Lạt Ma
Vị
“Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng,
đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là
vô cùng cần thiết.
Những lời dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố, vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng sẽ giúp các doanh nhân rút ra những bài học bổ ích, thực tế và sâu sắc để điều hành doanh nghiệp, tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn vì cộng đồng.
Đam mê kinh doanh và quyết tâm thực hiện mục đích đến cùng
Vị “Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết. Chính niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn và trở ngại, bởi nhờ sự say mê vào công việc kinh doanh, mỗi người sẽ có tầm nhìn bao quát hơn về tương lai phía trước.
Vinh quang là khi biết hy sinh vì người khác
Thành công của một người có thể được đánh giá qua những gì họ phải từ bỏ để có được điều hằng mong muốn. Với một doanh nghiệp, sự tăng trưởng về lâu về dài còn quan trọng hơn cách “đi tắt đón đầu”; từ bỏ một vài mục tiêu chưa hẳn đã đem lại bất lợi mà có thể tạo ra những kết quả khả quan bất ngờ. Khi đã bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, điều đáng giá nhất với doanh nghiệp chính là thời gian bỏ ra để gây dựng và phát triển. Thậm chí qua thời gian, giá trị những cổ phiếu hay tài sản dễ biến đổi về giá nhất cũng tăng lên.
Một bài học quan trọng mà những người làm kinh doanh phải khắc cốt ghi tâm, đó là mối quan hệ tốt đẹp nhất chỉ có được khi những giá trị căn bản đằng sau nó lớn hơn nhu cầu nhỏ bé của mỗi cá nhân. Do đó, biết hy sinh vì lợi ích chung không phải là thiệt thòi, mà chính là vinh quang vậy.
Rút ra bài học từ thất bại
Thích nghi, phát triển, trụ vững, mở rộng quy mô và không lặp lại sai lầm là cách một doanh nghiệp đi lên từ con số 0. Với những người hay lặp đi lặp lại những sai lầm cũng vậy, muốn trưởng thành, họ phải rút ra bài học từ chính lỗi lầm và tìm các sửa sai ngay lập tức. Nhiều khi, không đạt được đích đến mong muốn lại là sự mở đầu của một cơ may hiếm có. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng những trải nghiệm để rút ra bài học và bước tiếp trên con đường phía trước.
Không ngừng học hỏi kinh nghiệm
Lời khuyên này áp dụng cho tất cả các phương diện của một doanh nghiệp từ khi xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng đến khi phát triển thịnh vượng và có thể chuyển hướng sang một lĩnh vực nào đó khác. Học hỏi từ những người có cùng chí hướng và tầm nhìn về doanh nghiệp với bạn là điều rất nên làm.
Tránh để bất đồng nhỏ nhặt ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Ảo tưởng về bản thân cũng như việc tin tưởng mù quáng vào sự trường tồn của doanh nghiệp thường lợi bất cập hại. Hãy nhớ rằng không gì trên đời này đáng giá hơn những người bạn, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết. Không khí trìu mến, tràn đầy yêu thương nơi gia đình chính là điểm tựa cho sự nghiệp của bạn. Chính vì thế, hãy biết trân trọng những người bạn yêu quý, nếu bất đồng xảy ra giữa đôi bên, hãy tìm cách giải quyết vấn đề hiện tại thay vì đay nghiến chuyện quá khứ.
Hòa nhập nhưng không hòa tan
Thất bại và thử thách là một cách để nhận ra những giá trị đích thực của bản thân. Sách vở cũng là một nguồn tri thức vô giá nơi bạn tìm ra những lời răn dạy, chỉ giáo của các học giả, những người có khả năng truyền cảm hứng cho bạn về cuộc sống. Hãy sống sao cho sau này nhìn lại, bạn không hề hối tiếc mà cảm thấy thực sự hài lòng. Hãy tạo dựng cuộc sống và doanh nghiệp của bạn từ chân giá trị và đức tin, sao cho công việc và cuộc sống luôn mang ý nghĩa sâu sắc.
Nguyên tắc 3R
Tôn trọng bản thân (Respect yourself): cũng chính là tôn trọng những giá trị và lý tưởng cho bạn cảm hứng.
Tôn trọng mọi người (Respect others): Khổng Tử đã dạy “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là nguyên tắc vàng mà những người làm kinh doanh cần ghi nhớ.
Có trách nhiệm (Be responsible): trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của Đức Đạt-lại Lạt-ma là Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.
Im lặng là vàng
Dẫu biết công việc kinh doanh là vô cũng quan trọng, bạn cũng nên dành một góc nhỏ trong nhịp sống bận rộn để đối diện và thành thật với chính bản thân. Mỗi ngày, hãy dành ra 5 phút yên lặng ngồi thiền để đầu óc thanh thản. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể đi du lịch những nơi chưa từng đặt chân tới. Vận may thường tìm đến vào những lúc không ai ngờ nhất và ở những nơi bất ngờ nhất.
Chia sẻ kiến thức
Bản chất của kinh doanh chính là học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được. Đức Đạt-lại Lạt-ma từng nói Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Thiết nghĩ, chia sẻ cũng cũng là một cách mang lại niềm vui trong cuộc sống vậy.
Những lời dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma Đăng-châu Gia-mục-thố, vị lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng sẽ giúp các doanh nhân rút ra những bài học bổ ích, thực tế và sâu sắc để điều hành doanh nghiệp, tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn vì cộng đồng.
Đam mê kinh doanh và quyết tâm thực hiện mục đích đến cùng
Vị “Đạo sư với trí huệ như biển cả” quan niệm: Để đi đến đích cuối cùng, đôi khi sự liều lĩnh dựa trên niềm đam mê và tình yêu với công việc là vô cùng cần thiết. Chính niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua tất cả khó khăn và trở ngại, bởi nhờ sự say mê vào công việc kinh doanh, mỗi người sẽ có tầm nhìn bao quát hơn về tương lai phía trước.
Vinh quang là khi biết hy sinh vì người khác
Thành công của một người có thể được đánh giá qua những gì họ phải từ bỏ để có được điều hằng mong muốn. Với một doanh nghiệp, sự tăng trưởng về lâu về dài còn quan trọng hơn cách “đi tắt đón đầu”; từ bỏ một vài mục tiêu chưa hẳn đã đem lại bất lợi mà có thể tạo ra những kết quả khả quan bất ngờ. Khi đã bước vào giai đoạn ăn nên làm ra, điều đáng giá nhất với doanh nghiệp chính là thời gian bỏ ra để gây dựng và phát triển. Thậm chí qua thời gian, giá trị những cổ phiếu hay tài sản dễ biến đổi về giá nhất cũng tăng lên.
Một bài học quan trọng mà những người làm kinh doanh phải khắc cốt ghi tâm, đó là mối quan hệ tốt đẹp nhất chỉ có được khi những giá trị căn bản đằng sau nó lớn hơn nhu cầu nhỏ bé của mỗi cá nhân. Do đó, biết hy sinh vì lợi ích chung không phải là thiệt thòi, mà chính là vinh quang vậy.
Rút ra bài học từ thất bại
Thích nghi, phát triển, trụ vững, mở rộng quy mô và không lặp lại sai lầm là cách một doanh nghiệp đi lên từ con số 0. Với những người hay lặp đi lặp lại những sai lầm cũng vậy, muốn trưởng thành, họ phải rút ra bài học từ chính lỗi lầm và tìm các sửa sai ngay lập tức. Nhiều khi, không đạt được đích đến mong muốn lại là sự mở đầu của một cơ may hiếm có. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân trọng những trải nghiệm để rút ra bài học và bước tiếp trên con đường phía trước.
Không ngừng học hỏi kinh nghiệm
Lời khuyên này áp dụng cho tất cả các phương diện của một doanh nghiệp từ khi xây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng đến khi phát triển thịnh vượng và có thể chuyển hướng sang một lĩnh vực nào đó khác. Học hỏi từ những người có cùng chí hướng và tầm nhìn về doanh nghiệp với bạn là điều rất nên làm.
Tránh để bất đồng nhỏ nhặt ảnh hưởng đến các mối quan hệ
Ảo tưởng về bản thân cũng như việc tin tưởng mù quáng vào sự trường tồn của doanh nghiệp thường lợi bất cập hại. Hãy nhớ rằng không gì trên đời này đáng giá hơn những người bạn, đồng nghiệp, khách hàng thân thiết. Không khí trìu mến, tràn đầy yêu thương nơi gia đình chính là điểm tựa cho sự nghiệp của bạn. Chính vì thế, hãy biết trân trọng những người bạn yêu quý, nếu bất đồng xảy ra giữa đôi bên, hãy tìm cách giải quyết vấn đề hiện tại thay vì đay nghiến chuyện quá khứ.
Hòa nhập nhưng không hòa tan
Thất bại và thử thách là một cách để nhận ra những giá trị đích thực của bản thân. Sách vở cũng là một nguồn tri thức vô giá nơi bạn tìm ra những lời răn dạy, chỉ giáo của các học giả, những người có khả năng truyền cảm hứng cho bạn về cuộc sống. Hãy sống sao cho sau này nhìn lại, bạn không hề hối tiếc mà cảm thấy thực sự hài lòng. Hãy tạo dựng cuộc sống và doanh nghiệp của bạn từ chân giá trị và đức tin, sao cho công việc và cuộc sống luôn mang ý nghĩa sâu sắc.
Nguyên tắc 3R
Tôn trọng bản thân (Respect yourself): cũng chính là tôn trọng những giá trị và lý tưởng cho bạn cảm hứng.
Tôn trọng mọi người (Respect others): Khổng Tử đã dạy “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân” (Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Đây là nguyên tắc vàng mà những người làm kinh doanh cần ghi nhớ.
Có trách nhiệm (Be responsible): trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Một trong những câu châm ngôn nổi tiếng của Đức Đạt-lại Lạt-ma là Nếu bạn có khả năng, hãy giúp đỡ kẻ khác. Nếu không làm được vậy thì ít nhất đừng hại họ.
Im lặng là vàng
Dẫu biết công việc kinh doanh là vô cũng quan trọng, bạn cũng nên dành một góc nhỏ trong nhịp sống bận rộn để đối diện và thành thật với chính bản thân. Mỗi ngày, hãy dành ra 5 phút yên lặng ngồi thiền để đầu óc thanh thản. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể đi du lịch những nơi chưa từng đặt chân tới. Vận may thường tìm đến vào những lúc không ai ngờ nhất và ở những nơi bất ngờ nhất.
Chia sẻ kiến thức
Bản chất của kinh doanh chính là học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được. Đức Đạt-lại Lạt-ma từng nói Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, nó đến từ chính hành động của bạn. Thiết nghĩ, chia sẻ cũng cũng là một cách mang lại niềm vui trong cuộc sống vậy.
Bài học kinh doanh qua những câu chuyện ngụ ngôn
* Bầy cừu và những con sói
Có một người chăn cừu quyết định đưa đàn cừu của mình lên sống ở phía bắc. Lúc đầu, khí hậu rất thích hợp cho đàn cừu, nên chúng sống rất phởn phơ, thoải mái. Cũng chính vì thế mà lũ cừu trở lên lười biếng.
Rồi mùa đông đến, nhiệt độ xuống rất thấp, khiến lũ cừu không thể chịu đựng nổi, nhiều con đã chết rét. Người chăn cừu rất lo lắng.
Anh ta suy nghĩ mãi, rồi đưa ra một giải pháp có vẻ liều lĩnh: thả vài con sói vào bầy cừu. Lúc này, bầy cừu cảm thấy tính mạng của chúng đang bị đe doạ nên không ngừng chạy chốn sự truy đuổi của bầy sói. Chính sự vận động ấy đã giúp chúng chống lại cái rét, và số cừu chết ít hơn trước đây khá nhiều.
Bài học kinh doanh: Có thể thấy, chính những mối nguy hiểm lại khiến chúng ta sống tốt hơn. Một công ty cũng vậy, chỉ có thể sống mạnh mẽ hơn khi luôn có ý thức về nguy cơ trong công việc để không quá chìm đắm trong thành công.
Luận điểm của tôi: Nhưng điều quan trọng là bạn phải biết kiểm soát những nguy cơ này để nó chỉ mang đến điều có lợi, nếu không đàn sói sẽ ăn hết đàn cừu của bạn khi bạn không để ý đến.
* Quạ và thỏ
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên, tại sao lại không.
- Quạ nói.
Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện,
vồ lấy Thỏ và ăn thịt.
Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.
Luận điểm của tôi: Dù bạn đã ngồi ở vị trí rất cao nhưng cũng nên nhớ để ý những mối nguy hại khác đến từ mặt đất, ví dụ như một người thợ săn chẳng hạn.
* Thỏ già thỏ trẻ
Một ngày nọ, thỏ già nhìn thấy thỏ trẻ đang chạy hớt ha hớt hải bèn gọi lại hỏi chuyện:
- Tại sao cháu lại chạy loạn lên thế?
- Bác không biết là mùa săn bắn đã đến rồi sao?
- Chàng trai ạ, ta có một cách để giải quyết việc đó. Cháu hãy biến mình thành một cây to, dù người thợ săn có đi qua cũng không thể bắn cháu được, vì họ cứ tưởng cháu là một cái cây.
- Cách này thật tuyệt! Sao trước đây cháu không nghĩ ra nhỉ? Cám ơn bác nhiều lắm.
Thỏ già lại nhẹ nhàng rảo bước trong rừng. Được một lúc nó nghe tiếng thỏ trẻ đuổi theo:
- Bác ơi, nhưng làm thế nào để biến được thành một cái cây?
Thỏ già đứng lại, nhún vai nói:
- Chàng trai, ta đã đưa cho cháu một cách tốt, cháu phải cảm ơn ta chứ không nên làm phiền ta bằng những câu hỏi đó. Cháu nên tự mình suy nghĩ mới phải chứ.
Bài học kinh doanh: Trong kinh doanh, thực tế cho thấy, một chiến lược được vạch ra rất tốt nhưng lại không được triển khai thực hiện cho tốt, thì chiến lược đó cũng không có giá trị gì cả.
Luận điểm của tôi: Đừng nghe những lời khuyên nghe thì rất hay nhưng lại đến từ những người chưa từng thực hiện những điều đó
No comments:
Post a Comment