Wednesday, July 31, 2013

Cô bạn và Chuyện mất trinh

Tôi thấy cái chủ đề màng trinh và trinh tiết nó nóng quá, thực tình tôi cũng muốn tham gia cho vui, âu cũng là cái bản tính tò mò của "các" chàng thanh niên như tôi ...

>> Tôi đã chuyển bài viết sang blog mới, xin lỗi vì sự bất tiện này, các bạn có thể truy cập vào đường dẫn: http://www.jamviet.com/2013/07/chuyen-mat-trinh-cua-co-ban-toi.html

Tôi có quen một cô bạn cách đây không lâu, sau khi hỏi han nhiều chuyện gia đình, cô ấy hỏi tôi có người yêu chưa, rồi cô ấy hỏi tôi đã từng quan hệ chưa, rồi hai đứa nấn ná tâm sự chuyện tình cảm, cô bạn bắt đầu kể về cuộc tình đầu tiên, trong sáng như gương, nhưng vào một hôm "mát trời", nhà trọ đóng cửa và vì khuya quá cô bạn không về phòng được nên đành phải ra ngoài nhà nghỉ ngủ với ... người yêu. Hôm đó vì không kiềm chế được tình cảm, người yêu của cô ấy đã "cưỡng" cô ấy và ... đó là lần đầu tiên, cô bạn bị mất cái ngàn vàng và biến thành đàn bà, ngay ngày hôm sau cô ấy chia tay luôn với gã vì lý do: "thiếu tôn trọng người yêu".

Đừng buồn và tuyệt vọng hay mặc cảm vì bạn bị mất cái đó nhé các bạn gái ...


Chúc các bạn nữ vui vẻ !

Cách viết / lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Một bản kế hoạch kinh doanh được mô phỏng ngắn gọn !
Tôi là người thường xuyên lập bản kế hoạch kinh doanh cho công ty, sau đây tôi xin chia sẻ các thông tin liên quan tới cách viết và lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, hy vọng các bạn sẽ cảm thấy thú vị và hữu ích !

>> Xem thêm: Những bài học trong kinh doanh

Để có được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn nên tham khảo các bí quyết dưới đây để có được một kết quả tốt đẹp.

1. Xác định rõ ý tưởng kinh doanh của bạn và có thể nói một cách ngắn gọn, rõ ràng về ý tưởng này. Bạn phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình.

2. Kiểm chứng lại động cơ của bạn. Hãy đảm bảo là bạn có một đam mê đối với việc sở hữu một doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn đang có ý định đặt chân vào.

3. Sẵn sàng bỏ thời gian, kỷ luật, tiếp tục học hỏi và có sự sốt sắng trong việc xây dựng và sở hữu doanh nghiệp.

4. Tiến hành nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm sản phẩm, giá cả, các chương trình khuyến mại, quảng cáo, kênh phân phối, chất lượng, dịch vụ và đánh giá các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các doanh nghiệp nhỏ khác, các nhà cung cấp, các chuyên gia, các cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng, các tổ chức thương mại và các triển lãm thương mại. Hãy luôn cập nhật thông tin, luôn đưa ra các câu hỏi và tìm kiếm thật nhiều thông tin càng tốt.

BÀi 2: Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả:


Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào.

Giá trị lớn nhất mà bản kế hoạch kinh doanh của bạn tạo ra là nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp của bạn bao gồm việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của bạn.

Những điều cần tránh trong Bản Kế hoạch Kinh doanh của bạn: Đưa ra một số giới hạn về dự đoán cho tương lai dài hạn (trên 1 năm). Tốt nhất là gắn nó với những mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh bản kế hoạch khi công việc kinh doanh của bạn diễn ra . Nhiều khi việc lập kế hoạch lâu dài trở nên vô nghĩa vì tình hình kinh doanh của bạn trên thực tế có thể thay đổi rất nhiều so với ý tưởng ban đầu của bạn.

Trong thực tế, để bù lại việc quá lạc quan, hãy trở nên cực kỳ bảo thủ khi khi dự đoán về nhu cầu vốn, thời gian, doanh thu và lợi nhuận. Chỉ có vài bản kế hoạch là dự đoán chính xác lượng tiền và thời gian cần thiết thôi.

Đừng quên giải thích rõ ràng về các chiến lược của bạn trong tình huống kinh doanh không thuận lợi.

Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào tính độc đáo của loại hình kinh doanh của bạn hoặc thậm chí đó là một sáng chế đã được cấp bằng. Sự thành công thường đến với những người bắt đầu kinh doanh với những lợi ích kinh tế to lớn và không nhất thiết phải là những sáng kiến vĩ đại .

Mô hình Bản Kế hoạch Kinh doanh: Một sự đánh giá có hệ thống về tất cả các yếu tố có tầm quan trọng đối với mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn

Dưới đây là một số chủ đề mà bạn có thể chỉnh sửa trong bản kế hoạch của bạn:

Tuyên bố về mục đích: Đây là một bản phác họa chính xác những mục tiêu và mục đích kinh doanh của bạn.
Con người: Thành tố quan trọng nhất cho sự thành công của bạn chính là bản thân bạn. Tập trung vào việc làm thế nào để những kinh nghiệm trước đây của bạn có thể áp dụng vào công việc kinh doanh mới. Chuẩn bị một bản lý lịch tóm tắt của bạn và của những người cùng với bạn thành lập doanh nghiệp mới. Hãy đưa ra các thông tin thành thật, tránh thổi phồng. Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn, phần này sẽ được các bên cho vay, chủ đầu tư và các nhà cung cấp nghiên cứu kỹ lưỡng. Mẫu chuẩn bị lý lịch tóm tắt thường có sẵn trong thư viện của bạn, và trên Internet dưới tiêu đề "resumes" hoặc CV.

Tuy nhiên bạn không thể là một người khác được. Nếu như bạn không có khả năng thực hiện một chức năng quan trọng nào, hãy nêu trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Ví dụ, nếu bạn không có khả năng đào tạo cho nhân viên, hãy cho biết bạn sẽ giải quyết thiếu sót này như thế nào. Bạn có thể đưa một đối tác của mình vào trong bản kế hoạch hoặc lên kế hoạch thuê người vào nhằm cung cấp những kỹ năng mà bạn không có. Cung cấp tiểu sử của toàn bộ đội ngũ quản lý tương lai của doanh nghiệp.

Sơ lược về họat động kinh doanh của bạn: Xác định và mô tả hoạt động kinh doanh mà bạn dự định tiến hành và kế hoạch chính xác bạn định thực hiện công việc như thế nào. Hãy tập trung vào thị trường chuyên biệt mà bạn dự định hoạt động.

Đánh giá về kinh tế: Đưa một đánh giá hoàn chỉnh về môi trường kinh doanh mà bạn dự định tham gia. Giải thích về việc doanh nghiệp mới của bạn phù hợp như thế nào với cơ quan quản lý nhà nước và nhân khẩu mà bạn sẽ phải làm việc.

Đánh giá dòng lưu chuyển tiền mặt: Đưa ra báo cáo dòng lưu chuyển tiền mặt trong 1 năm bao gồm cả các yêu cầu về vốn của bạn. Đưa ra đánh giá của bạn về những gì có thể có vấn đề và cách bạn giải quyết nó như thế nào.

Đưa ra kế hoạch marketing và kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh.
Nhắc đến các trang web hữu ích của chính phủ như Hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp Nhỏ.

6 bước để có một Bản Kế hoạch Kinh doanh Hoàn hảo

1. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản của mình. .

2. Thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn.

3. Tập trung và sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp.

4. Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có thể giúp ích tốt cho bạn trong việc này.

5. Làm cho bản kế hoạch của bạn thật hấp dẫn để nó không những cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với các mối quan hệ có tầm quan trọng đối với bạn.

6. Kiểm tra xem bản kế hoạch của bạn có bao gồm các yếu tố cần thiết giúp kinh doanh thành công mà tôi đưa ra sau đây hay không.

  • Có một ý tưởng kinh doanh tốt. Một sai lầm phổ biến nhất mà các nhà doanh nghiệp thường mắc phải là không chọn đúng ngành kinh doanh để bắt đầu. Cách tốt nhất để biết về tương lai của loại hình kinh doanh mà bạn chọn là làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này trước khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý tưởng kinh doanh doanh của bạn và thực tế.
  • Am hiểu về thị trường của mình
  • Ở trong một ngành kinh doanh ổn định, phát triển và lành mạnh.
  • Có năng lực quản lý.
  • Khả năng kiểm soát về tài chính.
  • Một sự tập trung kiên định vào việc kinh doanh.


Bài 3: Tổng quan lập kế hoạch kd
  1. Kế hoạch kinh doanh là gì ? 
  2. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ? 
  3. Lập kế hoạch kinh doanh như thế nào ? 

1. Kế hoạch kinh doanh là gì ?

Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một "đề xuất", một "quảng cáo" hoặc một "kế hoạch của một trò chơi". Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính. Đặt ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một loạt các công việc nặng nhọc.

2. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ?
Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ :
1. Tóm tắt thực thi
1. 1 Đối tượng
1. 2 Nhiệm vụ
1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công
2. Tóm tắt kinh doanh
2. 1 Quyền sở hữu công ty
2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp
2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ...
3. Các sản phẩm và các dịch vụ
3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ :
Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
3. 2 So sánh sự cạnh tranh
Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ?
3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng
3. 4 Tìm nguồn
Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
3. 5 Công nghệ
Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..
3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai
4. Phân tích thị trường

4. 0 Tóm tắt
4. 1 Phân đoạn thị trường
Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
4. 2 Phân tích ngành

4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành
Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.
4. 2. 2 Các kiểu phân phối.
Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.
4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn
4. 3 Phân tích thị trường
5. Chiến lược và việc thực hiện
5. 0 Tóm tắt
5. 1 Chiến lược Marketing
Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
5. 1. 2 Chiến lược giá cả
Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
5. 1. 4 Chiến lược phân phối
Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
5. 1. 5 Chương trình marketing

5. 2 Chiến lược bán hàng
5. 2. 1 Dự báo bán hàng
Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng
5. 3 Liên minh các chiến lược
5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ
Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
5. 5 Các điểm mốc quan trọng

6. Quản lý
6. 0 Tóm tắt
6. 1 Cơ cấu tổ chức

Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể.

6. 2 Nhóm quản lý
Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh.

6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý
6. 4 Kế hoạch nhân sự

Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.
6. 5 Xem xét các phần quản lý khác

7. Kế hoạch tài chính

7. 1 Những giả định quan trọng
Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.

7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản

7. 3 Phân tích điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.

7. 4 Lỗ lãi dự kiến
Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.

7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.

7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm

7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.

Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh

Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Những chi phí bỏ ra ban đầu

Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này.

3. Lập kế hoạch kinh doanh như thế nào ?

Ý tưởng kinh doanh không phải là hiếm. Nhưng để biến ý tưởng kinh doanh thành hành động kinh doanh là cả một quá trình cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Công đoạn đầu tiên khi bắt đầu kinh doanh đó là phải lập cho được một kế hoạch kinh doanh.

Nếu để cho mình bạn thì có thể bạn đã biết cả trong đầu những việc cần làm những tính toán dự trù trước khi kinh doanh. Nhưng khi cần vay vốn hay gọi người cùng đầu tư thì khác. Tất cả những tính toán dự trù của bạn phải được thể hiện trên giấy trắng mực đen trong một bản kế hoạch kinh doanh với 10 yếu tố chính sau.

1. Bản tóm lược

Ấn tượng ban đầu đối với các nhà đầu tư là quan trọng nhất. Nhiều nhà băng không những chẳng có cả thời gian lẫn cả hứng thú để đọc hết toàn bộ bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Hãy trình lên trước một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh súc tích từ 3 đến 4 trang. Trong đó, bạn phải đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao, ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận? Một đôi dòng trình bày về trình độ học vấn, và các chứng chỉ bằng cấp về người sáng lập cũng là điều rất cần thiết.

Và đừng quên một điều quan trọng nữa là: Bạn cần bao nhiêu tiền để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu?

2. Kinh doanh

Hãy thu hút các nhà đầu tư bởi ý tưởng của bạn. Bạn đặt ra cái đích của công việc kinh doanh là gì ? Bạn có muốn dành một thị phần nhất định nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Hãy giải thích rõ, bằng cách nào bạn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy trình bày về chiến lược kinh doanh. Bạn sẽ dựa vào những lỗ hổng của thị trường hay định sẽ tung ra thị trường sản phẩm có giá rẻ hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

Hãy trình bày ngắn gọn về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp và sự bảo đảm kèm theo. Nếu ai chưa chắc chắn về vấn đề này thì nên tìm đến các chuyên gia tư vấn về thuế. Những nhà đầu tư chỉ đặc biệt quan tâm đến việc bạn lựa chọn thị trường nào để kinh doanh nếu bản kế hoạch của bạn đề cập tới thị trường buôn bán lẻ. Hãy mô tả ngành nghề kinh doanh. Ở một số ngành thì tốc độ lưu thông hàng hoá cũng được đề cập đến. Do đó mạng lưới giao thông nối kết với hệ thống xa lộ và tàu lửa là một yếu tố hết sức quan trọng.

3. Mặt hàng kinh doanh

Bạn kinh doanh hay cung cấp loại dịch vụ gì? Sau khi trả lời câu hỏi này, bạn có thể tìm ra những điều mới lạ cho ý tưởng của mình. Phải cố gắng thuyết phục những người bỏ vốn rằng không phải là một kế hoạch viển vông, không có tính khả thi. Tại sao khách hàng lại chờ đợi và đón nhận sản phẩm của bạn? Những thông tin liên quan đến tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm cũng hết sức quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn định đưa vào hoạt động?

Khi sử dụng quy trình sản xuất công nghệ, cao chúng tôi khuyên bạn nên bỏ qua những chi tiết kĩ thuật rắc rối, mà chỉ nên tập trung giải thích sao cho đơn giản và rõ ràng tới mức có thể.

4. Thị trường

Bạn nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh doanh như thế nào? Để có thể trả lời câu hỏi này, trước hết bạn phải điều tra, tìm hiểu thông tin ví dụ như tìm đọc các tư liệu của ngành liên quan, hỏi han các hiệp hội, chính quyền, đến thăm các hội chợ lớn. Khi bạn đã có cái nhìn tổng quan về toàn bộ tài liệu và đưa ra được một đánh giá đúng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.

Tuy vậy, vẫn chưa đủ. Bạn phải so sánh lượng cung của mình so với các đối thủ cạnh tranh để các nhà đầu tư biết rằng tại sao họ nên đầu tư cho bạn?

5. Tiêu thụ
Ở phần này đề cập tới chiến lược Marketing. Bạn dự định đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như thế nào? Hãy miêu tả chính xác quy trình bán hàng. Hãy thể hiện, bạn đã suy nghĩ như thế nào để thông cáo việc thành lập công ty và sản xuất kinh doanh? Bạn cũng nên tính đến chi phí của quảng cáo là rất đắt. Do vậy, loại hình quảng cáo nào bạn quyết định lựa chọn? Và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ hoạt động ra sao? Điều tối quan trọng là giá của mặt hàng hay dịch vụ bạn sẽ kinh doanh khi đến được tay người tiêu dùng?

6. Người chủ sở hữu
Bạn hãy tự giới thiệu về mình và đồng thời giới thiệu những thành viên quan trọng của công ty bạn. Bởi vì nhà băng và các nhà đầu tư muốn biết, họ đang đặt niềm tin vào ai. Phần này sẽ chứng minh được ai là một doanh nghiệp thật sự có năng lực. Hãy trình bày những gì bạn biết và đã được học. Kinh nghiệm nghề nghiệp và những thành công trước đây là yếu tố quan trọng hơn nhiều so với bằng tốt nghiệp Đại học. Những người bỏ tiền cho bạn cũng muốn biết tại sao bạn lại muốn tự lập.

Ngoài ra, hãy giải thích rõ những chức vụ quan trọng nào trong công ty do ai đảm nhận. Những ai mong muốn công ty mình thực sự có chỗ đứng trên thị trường trong tương lai thì, ngay trong thời gian đầu, cũng nên chứng tỏ khả năng nhận định thời cơ và chú ý tới công tác quản lí nhân sự trong vòng 5 năm tới.

7. Kế hoạch tương lai
Phải thuyết phục được người nghe về khả năng thành công và phát triển của lĩnh vực bạn đầu tư kinh doanh, bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Phải tính toán chi phí và doanh thu thực tế, chi tiết để trên cơ sở đó tính được số lợi nhuận thu được. Lên kế hoạch tài chính để thể hiện được rằng các khoản doanh thu và các nguồn tài trợ vốn đều có thể đáp ứng, chi trả cho tất cả các khoản thanh toán. Trình bày hoạt động kinh doanh cụ thể trong vòng 4 hoặc 5 năm tới.

8. Những cơ hội và nguy cơ
Phải thể hiện được rằng bạn đã lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội đặc biệt hoặc những rủi ro có thể phát sinh. Những bản dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường vẫn chưa có được sự đảm bảo chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kĩ một lần nữa toàn bộ kế hoạch phát triển kinh doanh của bạn trong điều kiện thuận lợi và cả trong những tình huống bất lợi. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm.

9. Nhu cầu tài chính
Tuy trong bản trình bày kế hoạch tương lai bạn có đề cập tới số tiền bạn cần trong thời gian nào nhưng không nhất thiết phải nói nguồn vốn đó từ đâu ra. Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm ví dụ như những cá nhân, các cơ quan tổ chức công, nhà băng và các công ty cổ phần. Hãy chọn một hình thức liên kết hợp lí và nêu rõ ai, phải bỏ ra bao nhiêu tiền hùm vốn và số cổ phần họ được nắm giữ.

10. Tài liệu kèm theo
Hãy cung cấp cho những người quan tâm tất cả những thông tin liên quan cần thiết. Gửi kèm bản lí lịch (trình bày theo bảng) của người sáng lập, cũng như tên tuổi các thành viên quan trọng của công ty, ảnh mặt hàng kinh doanh, kết quả nghiên cứu thị trường, đề xuất cũng như danh sách vị trí đề cử.
Hãy chỉ giới hạn những thông tin quan trọng nhất để bản chiến lược kinh doanh của bạn cô đọng, súc tích. Chắc chắn nhà đầu tư sẽ không quan tâm đến bằng tốt nghiệp tiểu học của bạn đâu!





Bài 4:Tản mạn chuyện lập KHKD:

Công việc của tôi như đang rối tung lên, mọi việc dồn đến luôn quan trọng và cấp bách thúc ép tôi phải giải quyết. Tôi cảm thấy mình như bị cuốn vào công việc. Tôi cố gắng tìm giải pháp bằng cách tăng thời gian làm việc và cường độ làm việc của mình hơn nữa song dần dà sức ép công việc khiến tôi kiệt sức.

Nhân viên dưới quyền cũng như các phòng ban trong công ty tôi dường như thiếu sự gắn kết trong các hoạt động. Việc mà họ có thể làm là đẩy vấn đề lên cấp trên chờ quyết định. Một lúc nào đó nhà quản lý phải đối đầu với tình hình này và chính lúc đó họ đã đối đầu với việc thiếu hụt một kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hợp lý.

Thông thường, trong giai đoạn đầu khi qui mô hoạt động còn nhỏ không nhiều các doanh nghiệp Việt Nam ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh bài bản. Do qui mô nhỏ, mọi hoạt động dường như đều nằm trong sự kiểm soát của chủ doanh nghiệp hay nhà quản lý. Họ duy trì cách làm việc theo cách giải quyết sự kiện và sự ăn ý gắn kết giữa các thành viên trong nhóm như trong gia đình.

Theo thời gian, tình hình dần thay đổi thậm chí trong một số doanh nghiệp tình hình thay đổi một cách nhanh chóng. Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh phình ra nhanh chóng cùng sự phát triển nóng của xã hội Việt Nam. Tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên thị trường hàng hoá dịch vụ cũng như ngay trong thị trường về nguồn nhân lực.

Phát triển là tín hiệu tốt với doanh nghiệp song cũng đẩy họ vào tình thế mất cân bằng. Nhà quản lý mất dần sự kiểm soát với tình hình. Nỗ lực cá nhân không đủ bù đắp sự thiếu hụt tạo ra do áp lực công việc. Giải quyết các sự kiện không có khả năng gắn kết tổng thể theo định hướng xuyên suốt toàn công ty.
Thực tế này đẩy nhà quản lý - những người xa lạ với việc lập kế hoạch, những người cho việc lập kế hoạch chỉ là công việc mang nặng lý thuyết - đến với thực tế buộc họ phải biết dừng lại để hoạch định cho những đường đi nước bước của mình một cách khôn ngoan hơn.

Việc lập kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể thiếu của nhà quản lý và giống như mọi công cụ khác nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng sử dụng một cách chuyên nghiệp.

Không ít nhà quản lý sử dụng không thành thạo công cụ này. Họ than phiền kế hoạch chỉ là thứ vẽ trên giấy tờ. Kế hoạch là thứ không bao giờ thực hiện được. Thậm chí, tệ hơn, nhân viên chẳng bao giờ thực hiện thậm chí không biết những thứ trong kế hoạch họ đề ra. Lỗi lớn nhất mà các nhà quản lý này mắc phải là họ đã không trả lời được hai câu hỏi lớn nhất của một kế hoạch kinh doanh. Câu hỏi về mặt công việc và câu hỏi về mặt con người.

Để trả lời câu hỏi về mặt công việc, một kế hoạch kinh doanh phải được xuất phát từ việc phân tích chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ thị trường, người tiêu dùng đến kênh phân phối, công ty, đối thủ cạnh tranh cho tới hoạt động sản xuất nguồn cung ứng. Từ kết quả các phân tích này, nhà quản lý tổng hợp và đúc rút ra những điểm mấu chốt quyết định điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa đối với công ty (SWOT).

Lật ngược trở lại với những điểm mạnh có được công ty sẽ phải làm gì để khai thác tận dụng các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và hạn chế các đe dọa sẽ có thể xảy ra. Từ những phân tích này, để nhà quản lý xác định cho mình một mục đích cần hướng tới và nỗ lực để đi tới mục đích của mình bằng cách chia nhỏ thành các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể. Xây dựng các chiến lược, cách thức để đạt được các mục tiêu đó và cụ thể hoá thành các kế hoạch hành động với các nguồn lực và chi phí phù hợp.

Một vấn đề cần lưu ý - mà đây cũng là một lỗi thường gặp nhất ở nhà quản lý - là các mục tiêu trong những giai đoạn cụ thể phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản. Cụ thể, đo lường được, tham vọng, có thể đạt được, tương thích và thời hạn hoàn thành (SMART).

Thêm vào đó, nó cần thiết phải trả lời được các câu hỏi: tại sao phải thực hiện? Ai sẽ là người thực hiện? Sẽ phải thực hiện cái gì? Thực hiện ở đâu và thực hiện bằng cách nào? Hơn thế nữa kế hoạch kinh doanh phải được đặt trong bối cảnh qui hoạch của một chiến lược tổng thể chung của công ty với tính nhất quán và xuyên suốt...

Với cách như mô tả ở trên, ta đã phần nào khái quát được câu trả lời về mặt công việc. Song chỉ trả lời câu hỏi về mặt công việc là chưa đủ, nhà quản lý cần phải trả lời câu hỏi về mặt con người. Những người tham gia có tin vào kế hoạch của cấp trên đưa ra hay không? Họ có tin vào người lãnh đạo dẫn dắt họ hay không? Việc hoàn thành kế hoạch đặt ra hay không đạt được có ý nghĩa hay ảnh hưởng gì với họ hay không? Các mục tiêu là SMART với nhà quản lý, song có SMART với họ hay không?...

Nếu câu trả lời là "không" thì nhà quản lý vẫn chưa thực sự trả lời câu hỏi về mặt con người. Điều đó đồng nghĩa với việc dù cho một kế hoạch có được tính toán phân tích và xây dựng công phu đến đâu đi chăng nữa nó vẫn sẽ chỉ tồn tại trên giấy tờ và có nguy cơ thất bại cao. Hay nói cách khác, nhà quản lý cần phải nhìn nhận vấn đề như hai mặt của một bàn tay, một mặt là công việc, một mặt là con người.
Thiếu một trong hai mặt đó sẽ không thể tạo nên một bàn tay hay một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.



Bài 5: 5 lý do nên lập KHKD


Không có bản kế hoạch kinh doanh thì cũng giống như xây nhà mà không có bản thiết kế vậy.

Dưới đây là 5 lí do chính đáng khuyên bạn nên lập kế hoạch kinh doanh.

1. Để kiểm tra tính khả thi của các ý tưởng kinh doanh.
Viết ra một bản kế hoạch kinh doanh là cách tốt nhất để xem một ý tưởng kinh doanh có khả thi hay không. Dùng cách này sẽ tiết kiệm được cho bạn rất nhiểu thời gian và tiền bạc nếu như đưa vào thực thi bản kế hoạch sẽ bộc lộ ra liệu ý tưởng kinh doanh kia có đứng vững được hay không.

2. Mang đến công việc kinh doanh mới của bạn một cơ hội thành công đầy hứa hẹn.
Lập kế hoạch kinh doanh sẽ buộc bạn phải chú ý đến những khía cạnh về tài chính, điều hành, ngân sách hay tiếp thị. Có kế hoạch tốt thì mọi sự khởi đầu của bạn sẽ trơn tru và cũng tránh được nhiều vấn đề bạn đã lường trước khi công việc kinh doanh được xúc tiến.

3. Tìm được nguồn tài chính như vay ngân hàng chẳng hạn.
Bạn cần tiền để mua sắm trang thiết bị, để phục vụ cho các dự án của mình hay để mở rộng kinh doanh. Không một ngân hàng nào cho bạn vay tiền để kinh doanh nếu bạn không trình cho họ kế hoạch kinh doanh chi tiết.

4. Để kế hoạch kinh doanh hiệu quả và có thể quản lý được.
Một kế hoạch kinh doanh là tối cần thiết cho những ai bắt đầu khởi nghiệp hoặc muốn củng cố lại việc làm ăn của mình. Công việc kinh doanh luôn phát triển do đó các kế hoạch cũng phải thay đổi theo. Xem xét lại kế hoạch ban đầu để biết mục tiêu nào đã hoàn thành, có cần thay đổi gì không và công ty sẽ nên phát triển theo phương hướng nào.

5. Để thu hút đầu tư.
Bạn muốn thu hút vốn để làm ăn thì cần phải hấp dẫn các nhà đầu tư bằng một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ. Thuyết trình cũng có thể thu hút sự quan tâm của họ song họ vẫn cần những tài liệu được chuẩn bị cẩn thận để họ có thể nghiên cứu trước khi quyết định bỏ tiền đầu tư.
Lập kế hoạch kinh doanh là một việc chi phối khá nhiều thời gian nhưng hiệu quả mà nó mang lại cho bạn xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra. Hãy tự quyết định bạn có cần nó trong việc kinh doanh của mình hay không.

Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Cách lập bản kế hoạch kinh doanh

Làm kinh doanh mà không có bản kế hoạch kinh doanh thì cũng giống như xây nhà mà không có bản thiết kế vậy. Do vậy, việc lập kế hoạch kinh doanh là nội dung không thể thiếu được trong quản trị kinh doanh. Yêu cầu đặt ra đối với nhà quản trị là có kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Giá trị lớn nhất của việc lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả là nó phác ra được một bức tranh trong đó đánh giá tất cả sự vững mạnh kinh tế của doanh nghiệp bao gồm: việc mô tả và phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh của doanh nghiệp.
Để việc lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nhà quản trị cần hiểu rõ: thế nào là kế hoạch kinh doanh; ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh thế nào? Những yếu tố ảnh hưởng đên việc lập kế hoạch kinh doanh và quy trình để có một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả ra sao? Khi trả lời được các câu hỏi này thì nhà quản trị hoàn toàn "yên tâm" với những bước đi tiếp theo trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh
Khái niệm kế hoạch kinh doanh


Một kế hoạch kinh doanh là được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính.

Kế hoạch kinh doanh nhằm xác định mục tiêu và hệ thống phương thức công cụ phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện mục tiêu và phản ánh quy trình quản trị doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch kinh doanh, toàn bộ các hoạt động trong doanh nghiệp nằm trong một hệ thống chặt chẽ, liên hệ và gắn bó hữu cơ với nhau. Các bộ phận trong hệ thống đó phải cùng phục vụ thực hiện mục tiêu nhất định.
Ý nghĩa của việc lâp kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, tránh được sự lãng phí và dư thừa, và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh được thể hiện:
  • Kế hoạch kinh doanh là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
  • Thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh


Có bốn yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh là: Cấp quản lý, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, độ bất ổn của môi trường, thời gian của mục tiêu đề ra:
Thứ nhất: Cấp quản lý

Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp chiếm ưu thế trong công tác lập kế hoạch của các nhà quản trị kinh doanh. Mối quan hệ giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp với các loại kế hoạch lập ra được minh họa qua sơ đồ sau:

Thứ hai: Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Có bốn giai đoạn trong chu kỳ sống và chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp trải qua là hình thành, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Việc lập kế hoạch không đồng nhất qua các giai đoạn này được thể hiện qua hình: Độ dài qua các giai đoạn khác nhau và tính cụ thể của các kế hoạch cũng khác nhau.
Trong giai đoạn hình thành (giai đoạn bắt đầu đi lên của chu kỳ kinh doanh) những người quản trị thường phải lập kế hoạch định hướng. Thời kỳ này rất cần tới sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, nguồn chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.

Trong giai đoạn tăng trưởng: các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và thiên về cụ thể vì các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đang được đưa vào thị trường cho đầu ra đang tien triển.
Giai đoạn chín muồi: Tính ổn định và tính dự đoán được của doanh nghiệp là lớn nhất, nên kế hoạch dài hạn và cụ thể trong giai đoạn này là thích hợp.

Giai đoạn suy thoái: kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn, từ cụ thể sang định hướng. Giống như giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần tới sự mềm dẻo vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cũng được phân phối lại cùng với những điều chỉnh khác.

Thứ 3: Độ bất ổn của môi trường.

Môi trường càng bất ổn bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hướng và ngắn hạn bấy nhiêu. Những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường tương đối ổn định thường có những kê hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp, trong khi những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường động lại có những kế hoạch hướng ngoại và ngắn hạn.

Thứ tư: Thời gian của mục tiêu đề ra. Kế hoạch dài hay ngắn phụ thuộc vào kế hoạch đó nhằm thực hiện mục tiêu gì. Kế hoạch cho một thời gian quá dài hay quá ngắn đều phi hiệu suất. Do vậy, kế hoach phải phù hợp với thời gian đặt ra cho mục tiêu cần đạt được.
6 bước để có một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để có một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, cần tuân theo quy trình 6 bước sau:

1. Viết ra ý tưởng kinh doanh cơ bản.

2. Thu thập tất cả các số liệu bạn có thể có về tính khả thi và chi tiết của ý tưởng kinh doanh của bạn.

3. Tập trung và sàng lọc ý tưởng của mình trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp.

4. Phác họa các chi tiết về mô hình kinh doanh của bạn. Sử dụng phương pháp tiếp cận với các câu hỏi “cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào” có thể giúp ích tốt cho bạn trong việc này.

5. Làm cho bản kế hoạch thật hấp dẫn để nó không những cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc mà có thể trở thành một công cụ tốt trong khi làm việc với các mối quan hệ có tầm quan trọng đối với bạn.

6. Kiểm tra xem bản kế hoạch của bạn có bao gồm các yếu tố cần thiết giúp kinh doanh thành công hay không, các yếu tố đó là:
Có một ý tưởng kinh doanh tốt. Một sai lầm phổ biến nhất mà các nhà doanh nghiệp thường mắc phải là không chọn đúng ngành kinh doanh để bắt đầu. Cách tốt nhất để biết về tương lai của loại hình kinh doanh mà bạn chọn là làm việc cho ai đó trong lĩnh vực này trước khi bạn bắt đầu việc kinh doanh của riêng mình. Có thể sẽ có một khoảng cách lớn giữa ý tưởng kinh doanh doanh của bạn và thực tế.
Am hiểu về thị trường của mình
Ở trong một ngành kinh doanh ổn định, phát triển và lành mạnh.
Có năng lực quản lý.
Khả năng kiểm soát về tài chính.
Một sự tập trung kiên định vào việc kinh doanh.

Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh

Một bản kế hoạch kinh doanh gồm có 6 yếu tố chính sau: Bản tóm lược, chiến lược kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, những cơ hội và nguy cơ, thị trường, chiến lược Marketing.

1. Bản tóm lược
Cần có một bản tóm tắt toàn bộ kế hoạch kinh doanh súc tích từ 3 đến 4 trang. Trong đó đề cập đến đối tượng dự định kinh doanh là gì, và hiện tại thị trường của nó như thế nào? Quy mô công ty của bạn ra sao, ước tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận? Một đôi dòng trình bày về trình độ học vấn, và các chứng chỉ bằng cấp về người sáng lập cũng là điều rất cần thiết. Và cần bao nhiêu tiền (nhu cầu tài chính) để tiến hành công việc kinh doanh và tiền vốn lấy từ đâu?trường.

2. Chiến lược kinh doanh
Xác định cái đích của công việc kinh doanh là gì: dành một thị phần nhất định nào đó hay chiếm lĩnh toàn bộ thị trường? Phải xác định rõ bằng cách nào đạt được mục tiêu đó. Từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh: nhằm vào những lỗ hổng của thị trường hay định sẽ tung ra thị trường sản phẩm có giá rẻ hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh.

3. Mặt hàng kinh doanh
Xác định và nêu rõ mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh là gì? Tại sao khách hàng lại chờ đợi và đón nhận sản phẩm của doanh nghiệp? Những thông tin liên quan đến tình hình và khả năng phát triển của sản phẩm cũng hết sức quan trọng. Việc sản xuất sẽ được tiến hành như thế nào? Hệ thống thiết bị, máy móc nào bạn định đưa vào hoạt động?

4. Những cơ hội và nguy cơ
Phải lường trước và tính đến mọi khả năng ví dụ như những cơ hội đặc biệt hoặc những rủi ro có thể phát sinh. Những bản dự tính về doanh thu cũng như thu nhập thực tế trong vòng 5 năm thường vẫn chưa có được sự đảm bảo chắc chắn cho nên bạn nên tính toán thật kĩ một lần nữa toàn bộ kế hoạch phát triển kinh doanh của bạn trong điều kiện thuận lợi và cả trong những tình huống bất lợi. Những yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn cũng là điều nên lưu tâm.

5. Thị trường
Cần nhìn nhận thị trường và nhóm đối tượng khách hàng cho sản phẩm kinh doanh như thế nào? Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

6. Chiến lược Marketing - tiêu thụ sản phẩm Dự định đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng như thế nào? Ước lượng chi phí dành cho Quảng cáo, xúc tiến bán hàng là bao nhiêu?. Do vậy, loại hình quảng cáo nào sẽ được lựa chọn? Và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ hoạt động ra sao? Điều tối quan trọng là giá của mặt hàng hay dịch vụ bạn sẽ kinh doanh khi đến được tay người tiêu dùng?


Cách viết Kế hoạch Kinh doanh


Kế hoạch kinh doanh là một văn kiện. Văn kiện này cần phải có những mục như sau:
  • Mục lục
  • Tóm tắt tổng quát
  • Giới thiệu Công ty
  • Sản phẩm & Dịch vụ
  • Phân tích Ngành
  • Phân tích Thị trường
  • Thị trường Mục tiêu
  • Kế họach Marketing/Bán hàng
  • Phân tích Cạnh tranh
  • Đội ngũ quản lý
  • Dự báo Tài chính
  • Báo cáo Tài chính
  • Chiến lược Rút lui khỏi công ty

1. Mục lục


Bảng mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của quý vị, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.
Bảng mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của quý vị.

2. Tóm tắt tổng quát


Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:
Giới thiệu qua về Công ty
Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của quý vị, số kinh phí quý vị hy vọng có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.

Tầm nhìn, sứ mệnh

Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh của quý vị, mà còn cho cả công ty của quý vị nữa. Lời tuyên bố này xác định ra con đường công ty quý vị sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức năng của công ty. Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của quý vị cho người đọc biết thông tin về quý vị và kế hoạch kinh doanh của quý vị – công ty của quý vị đại diện cho cái gì, quý vị tin tưởng vào điều gì, và quý vị mong muốn đạt được điều gì.
Điểm lại cơ hội

Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem quý vị phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao quý vị tham gia ngành kinh doanh này và lý do quý vị sẽ tận dụng cơ hội này.

Tóm tắt thị trường

Thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì?
Tạo sự khác biệt (điều gì làm quý vị khác với người khác)

Điều gì khiến cho quý vị khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm của quý vị do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền không? Dịch vụ của quý vị tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của quý vị chỉ mang tính “tạm thời”? và quý vị có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của quý vị không?
Mô tả sản phẩm/ dịch vụ

Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của quý vị.

Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý

Xét về lịch sử, đội ngũ quản lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, quý vị muốn nhấn mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công ty, các cương vị đã làm và các thành tự chính đã đạt được.

Bản chất và sử dụng nguồn thu
Quý vị đang cần bao nhiêu vốn đầu tư. Xin lưu ý rằng một trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề thiếu vốn. Quý vị nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng là bao nhiêu.

3. Giới thiệu Công ty


Phần này trình bày tóm tắt làm thế nào quý vị tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của công cuộc kinh doanh của quý vị là gì? Nhóm quản lý được hình thành như thế nào? Quý vị kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm hiện nay? Quý vị có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến lược rút khỏi công ty như thế nào?
Mô tả pháp lý
Gồm những chi tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của quý vị, và tóm tắt công ty của quý vị cung cấp những gì.

Lịch sử công ty

Tổng quan về lịch sử kinh doanh của quý vị. Sắp xếp chi tiết công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao quý vị khởi sự công ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh nghiệp của quý vị: chủ đầu tư của quý vị là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.
Thực trạng

Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. Quý vị có ở tại một địa điểm, quý vị hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và quý vị thành công đến mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề ra các bước khắc phục. Quý vị được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này. Quý vị có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?
Mục tiêu tương lai

Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. Quý vị mong đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với khoản đầu tư quý vị cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao quý vị cần tiền của họ và quý vị dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm bảo phải thực tiễn.
Chiến lược rút khỏi công ty

Đây là lúc quý vị giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo quý vị số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân.

4. Sản phẩm & Dịch vụ


Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bình luận về giá cả, dịch vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất…. Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của quý vị là gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao. Lịch biểu tung những sản phẩm này ra thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời gian này?

Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là ai và vai trò của họ như thế nào. Sản phẩm của quý vị đã được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao. Liệu có kế hoạch cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất? Những sản phẩm mới này có được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?

5. Phân tích Ngành


Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác động của nền kinh tế, chính phủ và sức khỏe tài chính của ngành; Mọi doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của quý vị phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của quý vị khớp ở chỗ nào.

Trình diễn cho người ngoài biết quý vị am hiểu và đã dự đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty của quý vị. Hãy nghĩ về ngành của quý vị như là những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của quý vị. Điều này bao gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của quý vị đều năm trong ngành của quý vị.

Trong phần phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

  1. Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và số công ty?
  2. Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.
  3. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?
  4. Xu hướng trong những năm trước là gì?
  5. Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)
  6. Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?
  7. Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?
  8. Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của quý vị?
  9. Ngành của quý vị có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?
  10. Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của quý vị.
  11. Để được phân phối cho ngành của quý vị có khó không? Giải thích.

6. Phân tích Thị trường


Phần này trong kế hoạch kinh doanh nên trình bày về quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đối, và các quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Điều quan trọng là mô tả tổng thể thị trường cũng như phân đoạn mục tiêu mà quý vị đang mục tiêu. Quý vị nên thảo luận những thay đổi quan trọng đang diễn ra trên thị trường, xu hướng ngắn và dài hạn, tác động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế.

7. Thị trường Mục tiêu


Điều cốt yếu là phải xác định rõ thị trường mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh – nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của quý vị hiện nay là ai và mô tả chi tiết đặc điểm của họ. Cung cấp thông tin như: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sức mua tương ứng, và hơn nữa (nếu cần)
Mục tiêu của phần này nhằm xây dựng một hồ sơ về khách hàng điển hình của quý vị. Quý vị càng mô tả các đặc tính của khách hàng rõ ràng bao nhiêu, càng dễ xây dựng một chương trình marketing để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Thông tin và nghiên cứu được đưa vào phần thị trường mục tiêu nên lấy từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn sơ cấp bao gồm thông tin quý vị phát hiện ra hoặc đúc kết được từ quan sát của bản than và nghiên cứu, như là nghiên cứu của cá nhân, kết quả bảng điều tra, đi thăm thực địa, và đối thoại với chuyên gia trong ngành.

Nguồn thứ cấp gồm các nguồn như tạp chí, sách, các báo cáo đã in, số liệu của chính phủ, hoặc tìm kiếm trên mạng internet.

8. Kế họach Marketing/Bán hàng


Mô tả người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của quý vị. Họ là ai, ở đâu và có bao nhiêu người? Số lượng này đang tăng hay giảm và tại sao? Có sự tập trung về địa lý không? Đối tượng mục tiêu của quý vị chỉ là thị trường nội địa hay có thể gồm cả các cơ hội quốc tế? Làm thế nào tiếp cận được thị trường? Làm thế nào khách hàng biết được công ty, thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của quý vị? Ai sẽ chịu trách nhiệm bán hàng và marketing và thông tin nền về họ.
Phần marketing & bán hàng nên bao quát những chủ đề dưới đây:
  1. Chiến lược bán hàng / phân phối
  2. Chiến lược giá cả
  3. Xác định vị trí sản phẩm
  4. Quảng bá thương hiệu
  5. Vật liệu thế chấp
  6. Chiến lược quảng bá sản phẩm / thị trường
  7. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
  8. Quan hệ công chúng (PR)
  9. Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
  10. Marketing trực tiếp
  11. Triển lãm thương mại
  12. Chiến lược / kế hoạch lập trang website
  13. Liên minh / quan hệ đối tác chiến lược
  14. (Bảng) Ngân sách Marketing

9. Phân tích Cạnh tranh


Đối thủ cạnh tranh đã đi trước bạn trên thị trường. Họ đã thiết lập được vị trí, phân phối, tiếp cận thị trường và có khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp quý vị phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ tay các đối thủ cạnh tranh – hoặc chiếm lĩnh được một phân đoạn của thị trường hịên chưa được khai thác.

Nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian. Giải thích thị phần quý vị dự định chiếm lĩnh, và từ tay ai hoặc làm thế nào quý vị xâm nhập được vào thị trường này.

Quý vị cũng có thể trình bày mình có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở chỗ nào? Tại sao khách hàng sẽ chọn quý vị chứ không phải là các công ty khác? Ai đang chiếm lĩnh thị trường và tại sao họ làm được như vậy? Điểm dễ bị tổn thương của đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào và làm thế nào có thể tận dụng được những điểm yếu này. Liệt kê những mặt mạnh và mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh với một cách nhìn khách quan. Đây là những vấn đề quý vị cần cân nhắc khi hoàn tất phân tích cạnh tranh. Phần này nên gồm những mục sau:
  1. Tổng quan
  2. Các sự kiện / kinh phí gần đây
  3. Sáp nhập / mua lại công ty
  4. Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính
  5. Phân tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh
  6. Mặt mạnh / mặt yếu
  7. Tạo sự khác biệt cho công ty

10. Đội ngũ quản lý


Trong khi phần Tóm tắt Tổng quát có một đoạn rất ngắn về độ ngũ quản lý chủ chốt, phần này nên đi vào chi tiết từng cá nhân được giao trọng trách quản lý tiền của nhà đầu tư. Nhấn mạnh kinh nghiệm và thành công trước đây.
Phần này nên bao gồm:
  • Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt
  • Sơ đồ tổ chức (hiện nay & tương lai)
  • Bảng bố trí nhân lực
  • Ban tư vấn
  • Ban giám đốc
Sơ đồ tổ chức Một bảng sơ đồ tổ chức đơn giản sẽ giúp giải thích cơ cấu tổ chức công ty, cấu trúc báo cáo và các vị trí. Bảng sơ đồ nên phản ảnh các vị trí hiện nay và trong tương lai hoặc có thể đưa ra hai bảng – trước và sau khi có kinh phí. Hai bảng này sẽ hữu ích hơn nếu quý vị dự báo được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu tổ chức sau khi có kinh phí.

Bảng bố trí nhân lực Quý vị dự định bổ nhiệm các cương vị nào và khi nào. Điều này nên gắn với việc sử dụng nguồn thu và dự báo tài chính.

Ban Tư vấn Một Ban tư vấn tốt có thể là một tài sản giá trị giúp công ty đi qua được bãi mìn và phát triển chắc chắn. Hãy tìm những người là chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng (kế toán, luật pháp, công nghệ, học giả, tư vấn, v.v…).

11. Dự báo Tài chính


Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của quý vị. Nói cách khác, người đọc không nên ngạc nhiên khi xem dự báo doanh thu trong vòng năm năm bởi vì quý vị đã cho họ thông tin chi tiết về thị trường, cơ hội và chiến lược của mình. Quý vị đã mô tả lợi thế so với đối thủ cạnh tranh; quý vị đã liệt kê cách tiếp cận thị trường và đội ngũ quản lý có thể giúp đạt được mục tiêu đề ra. Dự báo nên có tính lôgic với những gì quý vị đưa vào trong kế hoạch này.
Phần này nên cung cấp cho người đọc lý do tại sao quý vị đưa ra dự báo tài chính và nên đề cập đến những mục sau:
  • Tổng doanh số
  • Dự báo đơn vị
  • Chi phí của hàng hóa đã bán
  • Tổng lãi
  • Phí / chi phí nhân sự
  • Chi phí marketing
  • Thâm nhập thị trường
  • Tiền thuê
  • Các tiện ích
  • Điện thoại
  • Lương
  • Kiểm kê
  • Phí thuê các nhà chuyên nghiệp
  • Hoa hồng
  • Đi lại & Giải trí
  • Nghiên cứu
  • Thuế tiểu bang
  • Thuế liên bang

12. Báo cáo Tài chính



Quản lý tài chính tốt là một trong những cách tốt nhất để doanh nghiệp duy trì khả năng sinh lợi và có khả năng chi trả. Quý vị quản lý tài chính của doanh nghiệp mình tốt đến mức nào là vấn đề then chốt đối với mọi cuộc kinh doanh thành công. Mỗi năng hàng nghìn doanh nghiệp đầy tiềm năng thành đạt bị thua lỗ bởi quản lý tài chính kém. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, quý vị cần xác định và thực hiện chính sách tài chính dẫn tới và bảo đảm quý vị sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Để quản lý tài chính một cách hiệu quả, lập kế hoạch ngân sách tốt và thực tiễn bằng cách xác định số tiền thực tế cần để mở doanh nghiệp (chi phí khởi sự doanh nghiệp) và số tiền cần để duy trì hoạt động (chi phí vận hành). Bước đầu tiên để xay dựng một kế hoạch tài chính tốt là hoàn tất báo cáo thu nhập, phân tích dòng tiền mặt và bảng cân đối tài sản – nếu công ty của quý vị có doanh thu.

Báo cáo thu nhập

Công cụ đầu tiên cho việc báo cáo tài chính tốt là Báo cáo Thu nhập. Đây là thước đo doanh số và chi phí của công ty trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này được soạn định kỳ (hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng năm trong suốt năm năm) để cho thấy kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế toán này. Báo cáo này nên tuân thủ những Nguyên tắc Kế toán đã được thống nhất chung (GAAP) và có thông tin về doanh thu và chi phí không tính đến tính chất của doanh nghiệp.

Phân tích dòng tiền mặt

Phân tích dòng tiền mặt được thiết kết để cho thấy quý vị đang dùng tiền vào đâu và với tốc độ nào (tốc độ đốt cháy). Bản phân tích này được nhà đầu tư rất quan tâm bởi vì nhà đầu tư muốn xem khi nào quý vị dự báo có dòng tiền mặt tốt – tiền vào nhiều hơn tiền ra.
Bản cân đối tài sản

Bản cân đối tài sản cho thấy bức tranh về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định, thường là kết thúc thời kỳ kế toán. Bản này liệt kê chi tiết các tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp sở hữu (được gọi là tài sản có) và khoản tiền mà doanh nghịêp nợ, hoặc là đối với chủ nợ (tài sản nợ) hoặc là đối với chủ sở hữu (vốn góp của cổ đông hoặc giá trị tịnh của doanh nghiệp).

13. Chiến lược Rút lui khỏi công ty



Để thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình, điều mấu chốt là phải có một kế hoạch rút lui dành cho nhà đầu tư để họ có thể thu hồi vốn của mình và rút khỏi công ty của quý vị. Phần viết về chiến lược rút lui khỏi doanh nghiệp của quý vị cũng nên nêu tra kế hoạch dài hạn cho doanh nghịêp mình.

Bắt đầu bằng cách tự hỏi tại sao mình lại lao vào kinh doanh. Quý vị có cho rằng mình sẽ vẫn tiếp tục điều hành công ty sau 20 năm, hoặc quý vị có qua tâm đến việc tiếp tục phát triển sau một vài năm? Quý vị tham gia kinh doanh để cuối cùng thu được khoản tiền lớn, hay là quý vị quan tâm nhiều hơn đến việc điều hành một doanh nghiệp gia đình phát triển vững chắc và bền vững?

Điều quan trọng phải nghĩ qua hết những vấn đề này và quyết định quý vị dự định làm gì với doanh nghiệp của mình trước khi quý vị có thể trả lời một cách thấu đáo những câu hỏi này, và xử lý được các vấn đề liên quan tới việc làm thế nào nhà đầu tư có thể rút lui khỏi doanh nghiệp của quý vị.
Sau đây là một số chiến lược rút lui cần cân nhắc:
  • Bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering) (một sự kiện rất hiếm đối với các công ty mới thành lập)
  • Sáp nhập/Mua lại công ty
  • Đối tác kinh doanh mua lại doanh nghiệp
  • Bán quyền kinh doanh (Franchise)

Chúc các bạn thành công với bản kế hoạch kinh doanh của mình ... !

Tuesday, July 30, 2013

Vấp ngã ? Đừng sợ vấp ngã tôi ơi !

Cảm giác của vấp ngã thật là ngọt ngào ... Hoặc ít ra là tôi là người biết biến những thứ đó thành ngọt ngào ...
Tôi là người cá tính, tự nhận thấy mình như vậy, vấp ngã tôi cũng đếm không xuể, nào là trong chuyện tình cảm, nào là trong chuyện làm ăn, hợp tác, bạn bè, gia đình, nhiều khi lắng lại một giây để nghĩ xem liệu ngần ấy có nhiều quá không ? nhưng tôi lại định thần lại ngay, rằng chả có gì mà phải ngại, vấp ngã nhiều đứng dậy lại đi, cứ đi, mãi cũng phải tới đích chứ nhỉ ? Chỉ sợ những người không dám đi để mà vấp ngã, không dám đứng dậy để sẵn sàng ngã lần hai, với tôi, ngã chỉ là một động từ không hơn không kém.
Được vấp ngã trên đôi chân của mình là niềm hạnh phúc, ít ra với tôi là thế ...


CUộc sống mà, đâu ai chẳng ngã, vậy chả có nhẽ cứ ngồi đó mà khóc như một đứa con nít ? Hoặc than thân trách phận ? Đọc lại cái này lấy tí tinh thần:


Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ ?

  • Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã ?
  • Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không?
  • Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng banh không?

Không sao đâu, vì…

Walt Disney từng bị tờ báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disneyland.

Lúc còn học phổ thông, Louis Paster chỉ là một học sinh trung bình.Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

Lev Tolstoy, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hoà bình” bị đình chỉ học đại học vì “vừa không có khả năng, vừa thiếu ý chí học tập”.

Henry Ford thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.

Ca sĩ opera nổi tiếng Enrico Caruso bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.

Vậy, xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

Đừng sợ vấp ngã, hỡi các bạn của tôi ...!

Những câu chuyện hay trong kinh doanh

Ăn khế trả vàng

 

>> Xem thêm: Những bài học trong kinh doanh

Một xưởng làm cửa cuốn ở tỉnh Hồ Nam, thuộc loại doanh nghiệp nhỏ, đã dùng một sách lược quảng cáo độc đáo như sau: Dùng một phương thức nào đó đánh động một cơ quan có đủ khả năng gây ảnh hưởng tới sản phẩm của mình, khiến họ ưu ái sản phẩm của mình. Song làm sao để giành được lòng tin của họ đây?

Chỉ một thông tin mà người khác xem ra rất bình thường đã mang lại một linh cảm cho người xưởng trưởng. Tháng 8 năm 1987, một Viện thiết kế xây dựng của một thành phố nọ được bình chọn là Viện loại A. Ông chủ xưởng cửa cuốn thấy đây là một cơ hội tốt để tạo tình cảm tốt nên đã lập tức tới tờ báo X. thuê đăng một đoạn quảng cáo, nội dung chúc mừng Viện nọ. Rồi ông còn tới cả đài phát thanh để thuê quảng cáo thông tin này. Những thông tin liên tục đó đã làm cho Viện thiết kế kia chú ý tới, và thế là họ đã chủ động tới xưởng, hỏi han tình hình có liên quan, rồi tiến hành điều tra chất lượng loại cửa cuốn của xưởng. Sau khi thấy chất lượng cửa rất đáng tin cậy, Viện trưởng Viện thiết kế đã quyết định: Từ nay về sau, tất cả các công trình do Viện thiết kế mà cần tới cửa cuốn, đều sẽ đặt hàng ở xưởng này.

Xưởng cửa cuốn đã khéo léo lợi dụng Viện thiết kế xây dựng để quảng cáo cho mình. Tiếng tăm của xưởng vang xa, lượng người dùng cũng tăng lên nhiều.


Kiểu bán hàng độc chiêu


Vào trước đêm khai mạc Thế vận hội Olympic Barcelona có một ông chủ cửa hàng điện máy cho đăng một quảng cáo trên truyền hình khích lệ dân chúng ở đây rằng: “Nếu các vận động viên Tây Ban Nha trong kỳ Đại hội này giành được 10 tấm huy chương vàng thì bất kỳ ai tới mua hàng ở cửa hiệu tôi đều do cửa hiệu trả tiền”.

Sau khi quảng cáo này được đưa ra, tiêu thụ của cửa hàng đột ngột tăng lên, ông chủ cười rạng rỡ. Nhưng có ngờ đâu, chỉ mới qua nửa chặng được, đoàn Tây Ban Nha đã được 10 huy chương vàng, một huy chương bạc. Những người mua hàng đều được ông chủ tính toán chi trả cho. Khách càng ngày càng đông, hàng bán không kịp. Tuy nhiên, như vậy đau phải là việc tốt, chẳng phải bán càng nhiều thì càng bù lỗ nhiều hơn ư? Khách hàng cũng tự nghĩ, chắc chắn ông chủ này sẽ bị phá sản.

Nhưng những điều lo lắng của khách đều là thừa, vì để trả tiền, ông chủ không phải bỏ ra một xu nào cả, tất cả đều do công ty bảo hiểm rủi ro trả hết. Bởi trước khi quảng cáo, ông chủ đã ký với công ty bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm riêng rồi. Nhưng do các chuyên gia phân tích thể thao của công ty bảo hiểm đã phân tích sai lầm tình thế, nên đã cho rằng vận động viên Tây Ban Nha không thể giành quá 10 huy chương vàng được. Họ đã vui vẻ ký bảo hiểm với ông và đã phải bỏ ra hàng triệu đôla tiền đền bù.

Thuật bán nguyên giá


Shimamura Yoshio là chủ tịch Hội đồng quản trị công ty công nghiệp Shimamura Tokyo, ông sống thành thật, thiên chức thông minh. Khởi đầu sự nghiệp, ông làm nhân viên bán hàng cho một nhà máy nguyên liệu bao gói, sau đổi nghề làm buôn bán dây thừng, ông đã áp dụng phương pháp bán nguyên giá.

Thế nào là thuật bán nguyên giá? Nói ra thì rất đơn giản: Trước tiên ông đến nhà máy sản xuất dây thừng đặt mua loại dây mỗi sợi dài 45cm với giá 0,5 yên Nhật, sau đó bán lại nguyên giá mua cho các nhà máy vùng Tokyo. Cách buôn bán hoàn toàn không có lời này được ông duy trì hơn một năm. Tiếng tăm “dây thừng của Shimamura thật sự rẻ” bay đi bốn phương, đơn đặt hàng từ khắp nơi bay về như bông tuyết mùa đông.

Đến lúc này, Shimamura bắt đầu tiến thêm một bước. Ông cầm hóa đơn mua hàng của nhà máy đến từng hộ đặt hàng nói: “Cho đến hôm nay, tôi không lấy một đồng tiền lời nào của các vị. Nhưng, cứ tiếp tục phục vụ như thế này cho các vị, tôi chỉ còn cách đi theo con đường phá sản”. Các hộ khách rất cảm động trước tinh thần phục vụ chân thành của ông, đã tình nguyện nâng giá giao hàng lên 0,55 yên một sợi.

Đồng thời, ông lại đến nhà máy sản xuất dây thừng thương lượng: “Các ông bán cho tôi mỗi sợi 0,5 yên, tôi luôn luôn vẫn bán nguyên giá cho người khác, do đó mới có được đơn đặt hàng nhiều như ngày nay. Nếu tôi cứ tiếp tục bán nguyên giá như thế này, tôi chỉ có thể phá sản”. Phía nhà máy xem phần gốc hóa đơn của ông bán cho khách hàng, bỗng giật mình. Một người buôn bán tình nguyện không lấy tiền lời như thế này, nhà máy sản xuất dây thừng lần đầu tiên mới gặp. Vậy là không chút do dự, họ tình nguyện hạ giá bán cho ông mỗi sợi còn 0,45 yên. Thế là, theo tính toán lượng giao hàng lúc đó mỗi ngày là mười triệu sợi, lợi nhuận một ngày của ông là một triệu yên Nhật. Sau hai năm lập nghiệp, không những ông trở thành người kinh doanh nổi tiếng Nhật Bản, mà phương pháp bán hàng của ông được giới thương gia gọi là “Thuật bán nguyên giá Shimamura Yoshio”




Tất hai đôi bán chạy


Ở một thành phố nọ của Giang Tô có một xưởng dệt bít tất (vớ), loại rất mỏng và dài do chất lượng tốt nên rất được phụ nữ hoan nghênh. Trong một lần, xưởng trưởng ngẫu nhiên nghe thấy một khách hàng nữ nói: “Loại tất dài này rất chóng rách. Một mùa hè phải hỏng tới mấy đôi, nên tôi thường mua cả tá”.


Nghe thấy thế, ông chợt nghĩ loại tất này do quá mỏng nên dễ bị hỏng cũng không có gì lại. Nhưng có thể tìm cách nâng cao tuổi thọ tối đa của nó không? Nếu giải quyết tốt vấn đề này, chắc chắn khách hàng càng hoan nghênh hơn.

Trở về xưởng, ông cho triệu tập những người có liên quan lại thảo luận vấn đề này. Xưởng trưởng đưa ra ý kiến từ sự gợi ý của người khách hàng kia rằng, trước nay hàng xuất xưởng đều đóng thành từng đôi một. Liệu nay có thể đóng gói bốn chiếc với kiểu dáng, kích cỡ và màu sắc y hệt nhau, để khi đi hỏng một chiếc, thì lấy chiếc khác ra thay? Như vậy sẽ tiết kiệm cho khách, chứ không như trước rách một chiếc là phải vứt cả đôi đi.

Từ khi loại túi hàng “Tất hai đôi” ra đời rất được mọi người hoan nghênh. Một tháng tung ra thị trường mấy vạn túi mà vẫn bán hết veo. Sau đó, khách hàng cả nước đến đặt hàng rất đông, xưởng dốc toàn lực sản xuất mà cung vẫn không đủ cầu.



Từ từ giảm giá


Fallin là một thương gia nổi tiếng của nước Mỹ. Ông thấy có rất nhiều hàng tồn đọng không bán được, trong lòng rất lo lắng. Ông suy nghĩ rất nhiều, cuối cùng nghĩ ra một cách. Ông mở một cửa hàng ở khu phồn hoa của trung tâm thành phố Boston và quảng cáo trên truyền hình, tuyên truyền cửa hàng này có một phương pháp kinh doanh khác với mọi người.
Phương pháp đó là: 12 ngày đầu sản phẩm bán theo giá xuất xưởng, từ ngày 13 đến ngày 18 giảm giá 25%, từ ngày 19 đến ngày 24 giảm giá 50%, từ ngày 25 đến ngày 30 giảm giá 70%, từ ngày 31 đến ngày 36, nếu vẫn không có người mua, sản phẩm được tặng cho quỹ từ thiện.

Phương pháp kinh doanh khác người của cửa hàng này lập tức trở thành đề tài bàn tán của mọi người. Hầu như tất cả những ai biết đến sự kiện này đều muốn một lần tới xem cửa hàng này. Mọi người đều dự đoán: “Thằng cha ngốc nghếch này thế nào cũng khuynh gia bại sản”. Vì, nếu tất cả khách hàng đều đợi đến ngày giảm giá thấp nhất mới mua hàng, chắc chắn cửa hàng sẽ lỗ to sao?

Nhưng, sự thật sản phẩm của cửa hàng này bán rất chạy, không bao lâu, số sản phẩm ứ đọng nhiều năm nay đều bán hết sạch.

Sự thông minh của Fallin là ở chỗ đoán được tâm lý của khách hàng: ngày hôm nay không mua, ngày mai sẽ bị người ta mua hết, tốt nhất là mua trước còn hơn.



Cửa hàng càng bừa bộn càng bán chạy


    Khi ông chủ hãng bán lẻ Pantaloon của Ấn Độ quyết định thiết kế lại các gian hàng cho có vẻ bừa bộn, chật chội, thì thật bất ngờ, kế hoạch tưởng chừng như điên rồ này lại đem về lợi nhuận khổng lồ và biến Pantaloon thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Ấn Độ.

    Ông Kishore Biyani, năm nay 45 tuổi, đã gây dựng được một cơ nghiệp lớn - tập đoàn Pantaloon Retail Ltd. - dựa trên một nguyên lý đơn giản: Sự lộn xộn cũng có thể đem lại lợi nhuận.

    Người Mỹ và châu Âu có thể thích mua sắm ở các cửa hàng sạch sẽ và yên tĩnh, nơi hàng hóa được bày biện ngăn nắp. Nhưng khi ông Biyani thử nghiệm mô hình này tại các siêu thị mang phong cách phương Tây mà ông mở tại Ấn Độ cách đây 6 năm, rất nhiều khách hàng đã lướt qua lối đi rộng rãi của siêu thị, chẳng đếm xỉa gì đến các kệ hàng được bày biện gọn gàng, ngăn nắp và… đi thẳng ra cửa mà chẳng mua thứ gì.

    Ông Biyani nhanh chóng nhận ra rằng ông đã làm sai điều gì đó. Rõ ràng là người tiêu dùng bình dân không hứng thú với việc mua hàng ở một nơi sạch sẽ một cách lạnh lẽo như vậy, trong khi đây lại là đối tượng khách hàng mà ông muốn nhắm đến. Có vẻ như họ thấy thoải mái hơn khi ở trong các cửa hàng nhỏ, chật hẹp và thường huyên náo tiếng người mua kẻ bán trò chuỵên, mặc cả.

    Hầu hết người Ấn Độ đều có thói quen mua nông sản tươi ở các sạp hàng ngoài trời hoặc xe bán rong, nơi rau quả được đựng trong bao tải.

    Vì thế, ông Biyani đã cho thiết kế lại các cửa hàng để chúng trông có vẻ bừa bộn và chật chội hơn. “Ngay cả những củ hành đã có chấm đen và trông bẩn bẩn trong cửa hàng cũng có nói lên được điều gì đó. Với những người tiêu dùng Ấn Độ bình dân thì rau quả trông hơi bẩn một chút mới là sản phẩm tươi được thu hoạch từ trang trại,” ông nói.

    Thêm vào đó, người tiêu dùng Ấn Độ thích được mặc cả khi mua hàng. Ông Biyani không cho phép chuyện mặc cả trong hệ thống cửa hàng của mình, nhưng ông lại cho xếp chung cả rau quả chất lượng tốt lẫn với hàng xấu trong cùng một thùng, để người mua có cơ hội lựa chọn từng mớ rau hay quả cà chua, và nghĩ rằng việc chọn được hàng tốt đã là một “thắng lợi”.

    Toàn bộ ý tưởng kinh doanh độc đáo này đã giúp ông Biyani “kiếm bộn” và giờ đây đưa Pantaloon trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất Ấn Độ, với doanh thu dự kiến đạt hơn 875 triệu USD trong năm tài chính 2007-08 (kết thúc vào tháng 6/2008). Pantaloon hiện được định giá khoảng 630 triệu USD, trong đó, ông Biyani và gia đình sở hữu 42%.

Thị trường bán lẻ đầy tiềm năng


    Tập đoàn bán lẻ Wal-Mart vừa ký hợp đồng thành lập liên doanh với Bharti Enterprises Ltd. - một trong những công ty hoạt động truyền thông, bảo hiểm và bán lẻ lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, liên doanh sẽ thiết lập một hệ thống cửa hàng bán buôn để cung cấp hàng cho các cửa hàng bán lẻ, các nhà máy và nông trại ở Ấn Độ.

    Bharti dự kiến sẽ đầu tư 2,5 tỷ USD để xây dựng mạng lưới cửa hàng nhỏ và siêu thị trên cả nước. Wal-Mart buộc phải đi theo hướng này để thâm nhập thị trường Ấn Độ vì luật pháp nước này không cho phép các tập đoàn bán lẻ lớn bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng - nhưng họ có thể kinh doanh hoạt động bán buôn và cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các công ty bán lẻ của Ấn Độ.

    Nhiều tập đoàn bán lẻ lớn khác, như Tesco của Anh quốc và Carrefour của Pháp, cũng đang nhắm đến thị trường Ấn Độ. Tất cả đều muốn khai thác tiềm năng của thị trường tiêu dùng rộng lớn và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng này.

    Ngày càng nhiều phụ nữ Ấn Độ cũng đi làm như đàn ông chứ không chỉ ở nhà chăm con và họ không có thời gian ghé qua nhiều cửa hàng để mua sắm mà muốn vào một cửa hàng lớn, có đầy đủ mọi thứ thiết yếu.

    Những gia đình giàu có ởẤn Độ thường thuê người giúp việc và giao việc mua sắm cho họ. Nắm bắt được điều này, Pantaloon đã thiết kế, bố trí các gian hàng độc đáo, nhằm tạo sự thoải mái, dễ chịu nhất cho đối tượng khách hàng này - những người giúp việc chứ không phải các ông bà chủ giàu có sang trọng.

    Ông Biyani đã chia 1,1 tỷ dân Ấn Độ thành 3 nhóm người tiêu dùng. Nhóm 1 gồm những người cso trình độ học vấn cao, nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá. Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của nhiều công ty nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Ấn Độ. Theo ông Biyani, nhóm khách hàng này chiếm khoảng 14% dân số Ấn Độ.

    Đối tượng khách hàng mà ông Biyani xác định là tiềm năng nhất thuộc Nhóm 2, gồm những người làm nghề lái xe, giúp việc, đầu bếp, trông trẻ, nông dân và những ai làm thuê cho Nhóm 1. Theo ông, nhóm này chiếm khoảng 55% dân số Ấn Độ, tức là khoảng 550 triệu người.

    Nhóm 3 gồm những đối tượng còn lại - sống ở mức nghèo khó - không phải là khách hàng tiềm năng của hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại.

    Ông Biyani cho rằng bất cứ công ty bán lẻ nào cố gắng mở cửa hàng kiểu phương Tây ở Ấn Độ đều sẽ bỏ lỡ nhóm khách hàng tiềm năng nhất. “Mọi người thường thích học theo phương Tây, nhưng ở Ấn Độ thì khác,” ông nói. Và thành công của ông trong ngành bán lẻ Ấn Độ là một minh chứng rõ ràng nhất.

Những nghịch lý


    Biyani chính là người đã sáng lập ra hai hệ thống cửa hàng Big Bazaar và Food Bazaar lớn nhất hiện nay ở Ấn Độ. Food Bazaar là hệ thống gồm 89 siêu thị trên khắp Ấn Độ, chuyên bán thực phẩm còn hệ thống cửa hàng Big Bazaar chuyên bán đồ gia dụng và quần áo, và thường ở cùng một nơi với Food Bazaar.

    Big Bazaar và Food Bazaar đem lại hơn 60% doanh thu hàng năm của Tập đoàn Pantaloon.

    Cả hai hệ thống cửa hàng Big Bazaar và Food Bazaar đều cố gắng tạo một không gian tương tự như các khu chợ ngoài trời ở Ấn Độ, với sàn nhà lát đá granite màu xám - loại thường thấy ở các khu chợ và nhà ga vì thế những khách hàng lần đầu đến mua sắm trong một cửa hàng rộng lớn và hiện đại của họ sẽ có cảm giác quen thuộc như ở nhà.

    Thay vì các lối đi dài, rộng và kệ hàng cao, các siêu thị để cả đống hàng hóa trong các thùng và bày trên các giá hàng thấp. Đây là kết quả của việc nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ông Biyani cho biết thói quen mua hàng ngoài chợ từ mấy chục năm nay khiến đa số người tiêu dùng Ấn Độ cảm thấy thoải mái hơn với việc nhìn xuống để tìm và chọn hàng khi đi chợ.

    Các lối đi hẹp sẽ tạo sự “ách tắc” cố ý, khiến khách hàng phải dừng lại và xem hàng. Tháng trước, một cửa hàng của ông ở Mumbai đã thay kiểu lối đi thẳng và dài bằng thiết kế lộn xộn hơn một chút. Kết quả là doanh số tăng 30%.

    Mặt khác, người tiêu dùng Ấn Độ không quen với các loại hàng hóa chế biến và đóng gói sẵn, vì thế hệ thống cửa hàng của Pantaloon để lúa mì, gạo, đỗ và các loại ngũ cốc khác trong những thùng lớn. Như vậy, các bà nội trợ có thể bốc thử lên tay để kiểm tra chất lượng sản phẩm, thậm chí là đưa lên mũi ngửi. Ông Biyani còn yêu cầu nhân viên bán hàng không cần phải dọn dẹp các gian hàng quá sạch sẽ vì ông nhận thấy khách hàng ít chú ý tới sản phẩm được bày biện trật tự và gọn gàng. Có vẻ như điều đó đồng nghĩa với việc đấy là loại hàng chẳng có ai nhòm ngó tới.

    Thêm một đặc điểm nữa là người Ấn Độ thường thích trò chuyện, tham khảo ý kiến và tranh luận một chút khi mua hàng nên hệ thống cửa hàng Big Bazaar và Food Bazaar có số nhân viên bán hàng đông gấp 3 lần của Wal-Mart. Có một vài nhân viên đi vòng quanh cửa hàng và dùng loa để giới thiệu các chương trình khuyến mại, hòa vào tiếng nhạc phát ra từ hệ thống loa chung và tiếng trò chuyện của khách hàng. Tất cả tạo nên một không gian huyên náo, vui vẻ.

    Tiếng Anh là ngôn ngữ khá phổ biến ở Ấn Đô, nhưng các thông báo hay quảng cáo trong cửa hàng của ông Biyani đều dùng tiếng địa phương. Ông cho rằng như vậy sẽ tạo sự thân thuộc hơn.

    Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ. Hệ thống cửa hàng của Pantaloon sử dụng phần mềm quản lý do tập đoàn công nghệSAP của Đức cung cấp, nhằm tìm ra khi nào thì một nhãn hiệu mỳ hoặc bún không bán chạy ở Bangalore, hay thiếu nguồn cung cấp sữa đông (dùng làm pho-mát) ở Kolkata. Hơn 50.000 mặt hàng được phân phối và quản lý theo nguyên tắc “just-in-time”, tức là hết tới đâu nhập hàng tới đó. Đồng thời, các cửa hàng phải có nhiều quầy thu ngân nhằm đảm bảo việc tính tiền cho khách hàng không bị chậm trễ.

    Tuy nhiên, không phải mọi nỗ lực mô phỏng chợ ngoài trời của ông Biyani đều đem lại hiệu quả. Năm 2005, có hàng nghìn người xếp hàng trước các cửa hàng Big Bazaar trong đợt giảm giá hàng năm, khiến ông buộc phải ra lệnh đóng cửa hàng sớm và gọi cảnh sát nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra bạo loạn. Tại Bangalore, cảnh sát đã phải yêu cầu lãnh đạo một cửa hàng Big Bazaar kéo dài thời gian giảm giá thêm một ngày để “hạ hỏa” đám đông hỗn loạn. Hiện nay, chương trình giảm giá hàng năm của Pantaloon kéo dài 3 ngày và ông Biyani phải cho chăng dây thừng để kiểm soát những dãy người xếp thành hàng dài.



Nhân sự cố bồi đắp niềm tin


Ngày 27 tháng 4 năm 1988, một chiếc máy bay chở khách Boeing 737 của Mỹ, sau khi cất cánh không lâu, đã bị nổ tung, khoang trước bung ra một lỗ lớn diện tích chừng 6m2. Sau những cố gắng, máy bay đã hạ cánh an toàn xuống một sân bay gần đó, hành khách và tổ lái đều an toàn.

Nhưng công ty Boeing không hề né tránh sự cố này, mà còn chủ động tuyên truyền rộng rãi. Họ nói rằng nguyên nhân gây sự cố là do máy bay quá cũ, vỏ máy bay quá “mệt mỏi”, gây ra. Chiếc máy bay này đã bay 20 năm, với 9 vạn lần lên xuống, vượt qua nhiều lần hệ số an toàn. Nhưng máy bay sau khi có sự cố vẫn hạ cánh an toàn cũng đủ nói lên độ tin cậy của Boeing. Loại máy bay Boeing mới đã giải quyết được vấn đề trục trắc ở phần vỏ, do đó mua Boeing loại mới là cực kỳ an toàn.

Như vậy là qua sự tuyên truyền kịp thời và thành thực, công ty đã chuyển từ thế bị động thành chủ động, chẳng những không làm tổn hại thanh danh công ty, mà còn giành lại được niềm tin của khách hàng. Sau sự cố này, đơn đặt hàng tăng vọt lên. Chỉ tính riêng trong tháng 5, lượng đơn đặt hàng xấp xỉ bằng cả một mùa sản xuất.

 Khuếch trương cái này, dụng ý cái kia


Làm ra vẻ đánh phía Đông, thực chất đánh phía Tây, khiến đối phương mải đối phó với ý đồ giả tưởng để rảnh tay thực hiện kế hoạch của mình - Đó chính là cốt lõi của kế sách Giương Đông kích Tây trong bộ Kế sách làm giàu.
Ý nghĩa vận dụng trong kinh doanh của kế sách này là đánh lạc hướng bằng thông tin và hành động để hướng đối thủ cạnh tranh chú ý hoặc hành động theo hướng khác với mục tiêu kinh doanh thực của mình. Từ đó rảnh tay thực hiện để kế hoạch của mình thành công.

Bán lạc rang, thu lời lớn


Cậu bé Hari 15 tuổi lúc đó làm chân loong toong trong một rạp xiếc, nhiệm vụ của cậu là đứng ở trước cửa rạp để chào khách. Vốn là người thông minh và lanh lợi, một hôm cậu xin ông chủ cho mình được bán đồ uống trong rạp. Ông chủ đồng ý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến thu nhập của đoàn xiếc. Cậu mua lạc và nước chanh rồi ngồi rang lạc trong nhà, vừa rang lạc cậu vừa cho thêm muối và gia vị vào. Khi mọi việc đã xong, cậu mang lạc đến chỗ người bán vé và rao to: “Mua một vé được tặng một gói lạc rang đây”. Khán giả vừa xem xiếc vừa ăn lạc rang, cho đến khi những cơn khát hành hạ họ. Đúng lúc đó cậu bé thông minh mang nước chanh ra bán, tất nhiên là cậu bán hết sạch và thu lời to. Miệng nói là tặng lạc rang, nhưng thực chất là bán vé và nước chanh, đánh vào cái lợi trước mắt, cậu bé đã thành công.

Coca mới và Coca truyền thống


Coca Cola là hãng đồ uống nổi tiếng của Mỹ. Trên thị trường Mỹ việc cạnh tranh trong lĩnh vực này hết sức gay gắt.

Tháng 5/1984, Coca Cola đột nhiên tuyên bố phải thay đổi công thức pha chế cũ đã tồn tại suốt 99 năm, và muốn áp dụng công thức pha chế mới tạo ra. Tin tức truyền đi làm chấn động công chúng, hàng ngàn cú điện thoại và thư kiến nghị phản đối của người tiêu dùng tới tấp gửi đến Cty. Một số cửa hàng bán đồ uống Coca Cola cũng giảm bớt hoặc từ chối tiêu thụ hàng của Cty.

Tình hình này làm cho các đối thủ của Coca - Cola rất vui mừng, họ cho rằng cách làm của Coca Cola là một thất bại to lớn trong lịch sử kinh doanh nước Mỹ, từ đó họ ra sức tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi mọi người chuyển sang đồ uống theo công thức truyền thống của các nhãn hiệu cũ. Sau khi tuyên bố thay đổi công thức pha chế đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người, Coca Cola lại ra một tuyên bố mới: Tôn trọng nhu cầu của khách hàng, Cty sẽ cùng sản xuất cả hai loại công thức cũ và loại công thức mới. Người tiêu dùng ưa thích Coca Cola trên toàn nước Mỹ đều hết sức vui mừng, họ đổ xô đi uống Coca Cola nhãn hiệu cũ, đồng thời cũng tranh nhau mua sản phẩm Coca Cola nhãn hiệu mới để so sánh chất lượng. Chỉ trong một thời gian cơn sốt Coca Cola được dấy lên mạnh mẽ, kéo theo lượng tiêu thụ sản phẩm của Coca Cola tăng thêm 8% so với cùng kỳ năm trước. Mỗi một cổ phiếu của Cty cũng tăng thêm 2,57 USD.

Coca Cola đã thành công nhờ Giương Đông kích Tây. Họ đã khéo léo khi tạo cho các đối thủ cạnh tranh niềm tin tưởng rằng họ đang phải chịu áp lực, tin rằng những sự việc họ đưa ra hoàn toàn là sự thật, để rồi bất ngờ phản công giành thắng lợi một cách hiệu quả và nhanh chóng.



Trúng hợp đồng nhờ... xe!


    Không chỉ để đi lại, xe còn là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong kinh doanh. Nhiều người nhờ chiếc xe mà lấy được những hợp đồng béo bở.

    Ra đời đã được gần ba năm, nhưng công ty cổ phần truyền thông do Trọng Nghĩa làm giám đốc vẫn cứ lẹt đẹt mãi. Anh kể: “Lúc đầu, “chạy” những hợp đồng quảng cáo, in ấn trị giá 40 - 50 triệu đồng là chuyện gần như không tưởng. Nhưng sau khi sắm chiếc Innova để tiện đi lại chạy hợp đồng thì tình hình làm ăn của công ty bỗng khác hẳn”.

    Lý do: đi thương lượng hợp đồng mà ông giám đốc cưỡi xe máy nên khách hàng do dự. Hình ảnh chiếc xế nổ cũ mèm không làm khách hàng tin vào năng lực kinh doanh của công ty.

    Phát hiện ra điều này, anh Nghĩa quyết định vay ngân hàng để sắm bằng được chiếc xế hộp. Từ đó, công ty làm ăn khấm khá hẳn vì hình ảnh vị giám đốc giờ đã khác, phong độ và lịch lãm hơn bên chiếc xe mới.

    Từ chiếc xe xịn của mình mà Mạnh Thắng, giám đốc một công ty truyền thông quảng cáo cũng có những câu chuyện đáng nhớ. Dù công ty đã có một chiếc xe hơi, anh vẫn quyết định sắm thêm chiếc Prado cho riêng mình. Nhờ may mắn, anh còn có được chiếc biển số đẹp “lộc phát.

    Mạnh Thắng kể rằng một lần xuống đất cảng thương thảo và ký hợp đồng quảng bá thương hiệu cho một công ty kinh doanh vận tải và xuất nhập khẩu, do không thoả thuận được nên cuộc thương lượng đi vào ngõ cụt. Anh ra xe về.

    Nhưng chưa ra khỏi thành phố thì thấy tài xế của đối tác đuổi theo gọi quay lại. Anh tài xế này “bật mí”: Ông đối tác thấy anh đi chiếc xe có biển số rất đẹp nên có ấn tượng tốt với anh. Do đó ông này nghĩ nếu làm ăn với anh sẽ có thể nhờ cậy được…

    Còn anh Minh Thông lại có được hợp đồng trong trường hợp khá hy hữu. Trong một lần vào thành phố Vinh tham dự buổi hội thảo về công nghệ thông tin, anh đã làm quen một vị khách cũng hoạt động trong ngành này.

    Sau anh mới biết vị khách này là giám đốc một công ty công nghệ thông tin có tiếng ở Hà Nội, trong khi anh lại là một đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm này về các tỉnh. Chuyến đi đó, ông khách đã cho tài xế mang sản phẩm mẫu và tài liệu về trước để công ty kịp làm kế hoạch và hợp đồng.

    Không bỏ lỡ cơ hội, Minh Thông đã mời ông ta cùng về theo xe riêng của mình. Kể từ đó, hai công ty đã bắt tay hợp tác làm ăn khá lớn: công ty của Minh Thông trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của khách hàng mà anh đã làm quen tại hội thảo.

    Nhiều người nhờ hình ảnh chiếc xế xịn mà có thể có được ấn tượng với đối tác và qua đó có mối quan hệ làm ăn ít ai có được. Chuyện một vị đại gia đi xe xịn bây giờ không hiếm, nhưng đi xe “độc” lại được nhiều người quan tâm. Chính sự quan tâm đó lại mở đường cho chuyện kinh doanh của chủ nhân chiếc xe.

 Nhân viên bán hàng giỏi nhất thế giới


George Gerad được mệnh danh là nhân viên bán hàng giỏi nhất thế giới. Trong 15 năm, ông đã bán được 13001 chiêc xe ôtô, và lập kỷ lục trong một năm bán được 1425 chiếc (trung bình 4 chiếc mỗi ngày). Thành tích tuyệt vời này đã được đưa vào sách Kỷ lục Guiness. Bạn có muốn biết bí quyết của George không? Hãy lắng nghe câu chuyện của ông:

Tôi nhớ một lần có một quý bà bước vào phòng trưng bày xe của tôi và tỏ ý muốn được tham quan một chút. Trong quá trình tiếp chuyện, bà cho biết muốn mua một chiếc xe Ford màu trắng giống như chiếc mà chị họ của bà đang đi. Nhưng nhân viên kinh doanh ở đại lý xe Ford đối diện bảo bà chờ một tiếng nữa hãy quay lại, vì thế bà mới sang đây xem. Bà ta còn nói chiếc xe là món quà sinh nhật bà tự tặng cho mình nhân dịp 55 tuổi.

- Chúc mừng sinh nhật, thưa phu nhân! – Tôi vừa nói vừa mời bà cứ vào phía trong xem tự nhiên. Sau đó tôi ra dặn dò thư ký, rồi quay lại nói với bà:

- Thưa phu nhân! Được biết bà muốn mua một chiếc xe màu trắng, rất may là bây giờ bà đang có thời gian nên tôi muốn giới thiệu với vài loại xe con hai cửa màu trắng của chúng tôi.

Khi chúng tôi đang nói chuyện thì thư ký của tôi bước vào với một bó hoa to đẹp. Tôi tặng bà ta và nói:

- Chúc bà sống lâu trăm tuổi!

Hiển nhiên bà ta rất cảm động, nước mắt cứ chực trào ra:

- Đã rất lâu rồi tôi không được tặng quà như thế này. Vừa nãy nhân viên bên cửa hàng Ford nhìn thấy tôi lái một chiế xe cũ, có lẽ nghĩ tôi không đủ tiền mua, nên anh ta liền nói cần phải đi thu tiền ở đâu đó và phiền tôi quay lại sau, vì vậy tôi mới sang đây. Thực ra, tôi chỉ muốn mua một chiếc xe màu trắng thôi, nhưng vì chị họ của tôi đi xe Ford nên tôi cũng muốn như thế. Giờ nghĩ lại, thì không phải xe Ford cũng được.

Cuối cùng, bà ta chọn mua một chiếc xe màu trắng tuyết không phải của hãng Ford và viết một tờ chi phiếu thanh toán hết số tiền mua. Kỳ thực từ đầu đến cuối câu chuyện, tôi không hề khuyên bà ta đừng mua xe Ford. Chỉ là khi đến phòng trưng bày của tôi, bà ấy cảm thấy được tôn trọng, nên mới thay đổi dự định ban đầu.

Người Trung Quốc "chê" nước Mỹ và người Mỹ

Tôi vừa đọc một bài viết trên blogger, người này nói rằng các bạn trẻ đang chia sẻ trên mạng một bài viết của một bạn đã từng được sống trên đất Mỹ ghi chép lại những trải nghiệm và những so sánh giữa Trung Quốc và đất nước, con người Mỹ ... sau đây là nguyên văn bài dịch của bạn blogger về bài viết.
Họ không biết rằng họ đang chê cười chính họ và chính phủ của họ :D

Tôi có thời gian qua Mỹ khá lâu. Và nói thật đến giờ này tôi vẫn còn thấy hối hận vì sự lựa chọn đó! Truyền thông phương Tây đã khiến chúng ta mê muội rằng Hoa Kỳ là một xứ sở hiện đại ! Tôi đã từng ôm giấc mộng được học tập ở đó, đã tìm mọi cách tới được cái xứ sở siêu cường đó.
Nhưng than ôi những gì tôi chứng kiến là rất đáng thất vọng !
1. Công nghiệp
Nước Mỹ thật ra chỉ là một làng quê khổng lồ chậm phát triển !
Hồi trung học, chúng ta đã được dạy rằng, công nghiệp càng phát triển bao nhiêu thì môi trường càng bị xâm hại bấy nhiêu.
Chúng ta biết rằng một thành phố công nghiệp tất phải có nhiều ống khói,nhiều nhà máy và khói bụi khắp nơi. Đó là biểu tượng của sự công nghiệp hóa ! Thế mà ở tại xứ Cờ Hoa này, tịnh không có một cái ống khói nào ! Họa hoằn lắm mới thấy một vài cái nhỏ tí ti để trang trí nhà cửa thôi !
Và ở Mỹ bạn cũng chỉ thấy toàn sông hồ trong sạch thôi. Chả tìm đâu ra những nhà máy giấy, nhà máy luyện thép bên bờ sông ! Không khí trong lành thanh khiết này là dấu hiệu của một xã hội sơ khai chứ gì nữa ! Chả có dấu vết gì của công nghiệp hóa cả !
2. Kinh tế
Người Mỹ hầu như không biết làm kinh tế ! Bạn biết đấy, nước họ có cơ man nào là xa lộ tỏa đi mọi hướng, vươn đến mọi làng mạc xa xôi, thế mà tịnh không thấy một trạm thu phí nào ! Thế là mất toi cả núi vàng!
Ước gì tôi có thể xây dựng vài cái trạm thu phí nhỉ ! Chắc chắn non tháng đã gom đủ tiền mua được cả tòa lâu đài trông ra Đại Tây Dương ấy chứ !
Hai bên xa lộ còn những cụm hồ hoang sơ tĩnh lặng. Thế mà chính quyền cứ để mặc cho lũ chim trời cá nước thỏa sức vẫy vùng, không nghĩ đến việc xây dựng vườn cảnh để thu lợi. Người Mỹ rõ ràng là không có đầu óc kinh tế tí tẹo nào !
3. Xây dựng
Trình độ xây dựng của người Mỹ còn sơ khai lắm.Ngoài một số ít tòa nhà chọc trời tại các thành phố lớn, tôi dám chắc bạn rất ít gặp những công trình bê tông ở nước Mỹ. Nhà của người Mỹ thường làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu khác.
Thử nghĩ mà xem, đến giờ này mà gỗ vẫn còn được dùng để xây dựng nhà cửa, thì có thể nói là trình độ kiến trúc của ngoại bang này còn thua xa trình độ của triều đại nhà Thanh xưa kia ấy chứ !
4. Văn hóa
Người Mỹ có cách suy nghĩ thật là lạc hậu và khờ khạo.
Hồi mới tới Mỹ, tôi thuê một xe chở hành lý giá 3 đô la. Nhưng tôi lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ liền trả dùm tôi 3 đô la đó, và thấy tôi lỉnh kỉnh đồ đạc nên còn giúp mang lên xe nữa ! Người Mỹ cũng luôn sẵn sàng mở cửa giúp tôi và hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không ? Thế đấy !
Ở nước ta, mấy chuyện này chỉ có vào thời Lôi Phong tức là vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước thôi – còn bây giờ lối cư xử đó quá ư lạc hậu. ( Lôi Phong là một thanh niên mà thời Mao thường nhắc tới như một tấm gương về đạo đức).
Hồi đó người ta chuộng lối sống “ đạo đức giả ”nhưng bây giờ chúng ta không như vậy nữa. Bây giờ chúng ta nên sống thực dụng trần trụi, đó mới là hiện đại chứ ! Tư duy của người Mỹ lạc hậu hơn chúng ta hàng mấy thập kỷ, và không có dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bắt kịp chúng ta cả !
5. Ẩm thực
Người Mỹ làm như không biết thưởng thức thịt thú rừng.
Một đêm nọ, tôi cùng các bạn cùng lớp lái xe đi đến một thành phố khác, thình lình có mấy con nai nhảy xổ ra. Anh bạn tôi lập tức thắng lại và bẻ sang hướng khác để tránh. Ai cũng biết tai nạn loại này có thể làm hỏng cả chiếc xe. Thế mà chính quyền đành bó tay không biết phải xử lý tụi thú hoang này như thế nào cơ đấy !
Người Mỹ làm như cũng không biết ăn thịt thú rừng, thậm chí không có nhà hàng nào bán thịt thú rừng, họ chả thiết đến loại thịt thú rừng thơm ngon bổ như hươu nai, và cũng chả thiết lấy sừng bọn thú này để kiếm bộn tiền ! Người Mỹ vẫn sống cùng những con thú hoang dã đó, thậm chí còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Quả thật đó là một xã hội còn quá sơ khai !
6. Phong cách
Người Mỹ làm như không biết tự trọng !
Các giáo sư Mỹ không quan tâm nhiều đến bề ngoài , họ không hề có cái gọi là phong thái bác học. Giáo sư D chẳng hạn, là một giáo sư tâm lý học cực kỳ nổi tiếng thế mà giờ nghỉ ông ấy cũng thường ăn bánh bích quy với sinh viên trong văn phòng của mình, và bàn tán xôm tụ với họ về bộ phim 21, hay về minh tinh Trung Quốc Chương Tử Di ! Ông cũng không có phong cách uy nghi của một nhà bác học, và điều đó làm tôi thất vọng ghê gớm !
Các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ cũng không bao giờ ghi hai chữ PhD. lên danh thiếp của mình. Họ thậm chí cũng không biết cách thể hiện vị thế của mình. Thành ra những người học những ông thầy như vậy nếu trở thành những quan chức thì làm sao biết cách đi đứng nói năng cho đúng bộ lệ đây !
Còn ở Trung Quốc, giờ đây các công chức dường như rất biết cách để thu hút sự kính trọng của dân chúng, thậm chí đến cả vị giám đốc của một cơ quan tầm tầm ở Trung Quốc có khi còn uy thế hơn cả Tổng Thống Mỹ cơ đấy ! Một công dân hạng ba của Trung Quốc có khi còn xa một công dân hạng nhất của Mỹ là vậy !
7. Học đường
Học sinh tiểu học Mỹ chả có lý tưởng cao xa gì sất.
Chúng không hề có ý định đi học để trở thành ông này bà nọ trong chính quyền! Không hề có học đường nào dành cho chủ tịch, bí thư, ủy viên tương lai, như tôi đã từng thấy hồi còn nhỏ ở quê nhà. Các em không có bài tập về nhà. Bài tập về nhà kiểu như các học sinh như các học sinh Trung Quốc là khá xa lạ ở Mỹ.
Trường học ở Mỹ chú trọng đến đạo đức, trước hết để giúp cho các đứa trẻ trở nên những công dân có đủ tư cách , sau đó mới tính đến chuyện lý tưởng lâu dài. Trở thành công dân có đủ tư cách ư ? Một quan niệm nghe mới cổ hủ làm sao !
8. Y tế
Người Mỹ làm lớn chuyện một cách kỳ cục khi có bệnh.
Đầu tiên họ đi bác sĩ khám bệnh, rồi bác sĩ kê toa. Rồi cầm toa đó đi mua thuốc, mua xong còn phải nghe dược sĩ hướng dẫn sử dụng …ôi chao mọi việc chẳng thể nhanh gọn như ở Trung Quốc …Tôi chả hiểu tại sao ở Mỹ lại phân biệt việc khám bệnh với việc bán thuốc … mà lẽ ra nên tách rời lợi nhuận với trách nhiệm !
Rõ ràng là các bệnh viện ở Hoa Kỳ không biết kiếm tiền mà ! Sao lại phải nói tên thuốc cho bệnh nhân biết chứ ? … chỉ có như vậy họ mới độc quyền bán thuốc với giá cao gấp cả chục lần cơ mà ! Có quá nhiều cơ hội làm ăn béo bở thế mà họ không biết khai thác , rõ ràng kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Mỹ chết rồi !
9.Báo chí
Ý kiến của công chúng Mỹ thật chả ra làm sao !
Đôi khi tôi hoàn toàn mất kiên nhẫn với sự ngu dốt và khờ khạo của người Mỹ . Chẳng hạn khi họ biết Trung Quốc có đài truyền hình và báo chí, họ đã hỏi tôi một câu ngu dốt như thế này : Hóa ra Trung Quốc cũng có báo chí à ? Nghe mà bực !
Chúng ta có những tờ báo tiếng Trung được Bộ Truyền Thông cho phép ấn hành sau khi đã rà soát một cách cẩn mật đấy chứ . Báo của chúng ta toàn là những bài ca tụng lên mây cả, có đâu như báo Mỹ, công chúng đóng góp phê bình loạn cả lên, thậm chí còn dám “ chưởi ” cả tổng thống nữa cơ đấy!
Báo chí chúng ta đâu có chuyện công khai mấy vụ bê bối của quan chức, bởi nếu cứ tung hê lên thì sau này ai mà muốn làm lãnh đạo nữa chứ !
10. Tâm linh
Người Mỹ có đời sống tinh thần hết sức vô vị nhạt nhẽo.
Tôi chả hiểu tại sao trước mỗi bữa ăn họ lại lẩm bẩm mấy câu thánh nghe hết sức khờ khạo : Cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.
Thật là buồn cười quá đi : Nếu Chúa phù hộ nước Mỹ thì làm sao lại để nước Mỹ lạc hậu, sơ khai, đơn giản đến thế này ? Cầu Chúa có ich lợi gì chứ ? Thực tế nhất là bạn nên dành thời gian đó để đi lễ thủ trưởng !
Đó mới đúng là hiện đại chứ lỵ !
11. Lối sống
Người Mỹ chả có khái niệm về thời gian .
Bất luận chuyện lớn chuyện nhỏ, người Mỹ đều ngoan ngoản đứng vào hàng chờ đợi … Còn người Trung Quốc chúng ta – như bạn biết đấy – khôn hơn nhiều !
Bất kể đám đông như thế nào, chúng ta vẫn có kỹ năng chen lấn, điều này giúp tiết kiệm thời gian, và tránh được sự mệt mõi khi đứng chờ ! Nếu ai đó biết đi cổng sau thì kết quả tiết kiệm thời gian còn tuyệt hơn nữa.
Thế mà những người Mỹ lẩm cẩm lại không biết đến những điều hay ho đó cơ chứ !
12. Mua bán
Những cửa hàng ở Mỹ có một phong cách buôn bán hết sức vô lý : bạn có thể trả lại hàng vài tuần sau khi mua về mà thậm chí cũng không cần nêu lý do. Ở ta thì làm gì có chuyện cho đổi hàng mà không hò hét quát tháo nhau ra trò chứ !
13. An toàn
Nước Mỹ không an toàn ! Tôi nói điều này bởi có tới 95 % nhà dân không cần tới lưới chống trộm, và điều kỳ lạ này nữa là : chả biết mấy tên trộm đi đâu hết rồi nhỉ ?
14. Giao thông
Người Mỹ sao mà nhút nhát và yếu đuối quá vậy không biết !
Tôi nói điều này cũng bởi có tới 95 % tài xế không dám vượt đèn đỏ !’
Và mặc dầu 99 % dân Mỹ có xe hơi, vậy mà cách lái xe của họ thật lạ : bao nhiêu là xe cộ lưu thông nhưng không mấy khi nghe tiếng còi xe, phố xá vì thế vắng lặng đến nỗi cứ ngỡ không phải là phố xá nữa, làm sao mà bì được phố xá ồn ào náo nhiệt ở Trung Quốc cơ chứ !
15. Tình cảm
Người Mỹ rất là thiếu cảm xúc .
Có tới 95 % nhân viên không nghĩ tới việc phải làm gì cho tiệc cưới của sếp, họ chẳng bao giờ phải vắt óc tìm ra lý do để chăm sóc sếp của mình. Ở Trung Quốc liệu có ai điên đến mức bỏ qua cơ hội chăm sóc sếp của mình không? Nói cách khác, có ai dám làm điều đó không ? Hãy xem, người Trung Quốc chúng ta có biết bao nhiêu là tình thương mến thương với lãnh đạo !
16. Nhạy bén
Người Mỹ không nhạy bén chút nào !
99% người Mỹ đi học, đi làm , thăng quan tiến chức, mà không hề biết sự cần thiết của “ phong bì ” để có thể mở ra một cánh cửa ..sau !

(Sưu tầm)